DN nhỏ bị bỏ rơi
Theo ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm hơn 97% tổng số DN, sử dụng hơn 50% lực lượng lao động và đóng góp 40% GDP cả nước. Dù đóng góp lớn nhưng DNNVV phải đối mặt nhiều khó khăn, trở ngại trong tiếp cận các nguồn lực kinh doanh như tín dụng, mặt bằng sản xuất, thị trường...
Theo TS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội DN FDI, có 2 loại DNNVV, đó là nhỏ và siêu nhỏ, trong đó siêu nhỏ chiếm tới 80%. Tiềm lực DN nhỏ và siêu nhỏ ngày càng kém. Hơn 10 năm trôi qua mà tiềm lực không được nâng lên. Vấn đề ở chính sách, đã không giúp cho các DN có quá trình tích lũy để nâng quy mô.
Trong khi đó, DNNVV cả nước đang tạo ra khoảng 7,5 triệu việc làm, lớn hơn bất kỳ khối DN nào, nhưng lại nhận được rất ít ưu đãi. Trong khi đó, các DN nước ngoài đầu tư vào Việt Nam như Samsung thì lại được ưu đãi vô cùng lớn. Đây là điều hết sức bất bình đẳng.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Tổng giám đốc Công ty CP Giải pháp công nghệ CMC, dẫn chứng, CMC hiện sử dụng 300 lao động, nhưng từ khi thành lập đến nay không hề nhận được sự hỗ trợ hay ưu đãi nào từ phía Nhà nước. Trong khi DN FDI mở nhà máy tại các khu công nghiệp thì nhận được hết ưu đãi này tới ưu đãi khác về thuế, mặt bằng,...
Chính vì vậy, các DNNVV hiện nay chủ yếu có quy mô nhỏ, nguồn lực hạn hẹp, không biết tìm sự hỗ trợ ở đâu, nên khó có thể phát triển mạnh mẽ và cạnh tranh được với các DN FDI.
Hỗ trợ chứ không phải ban ơn
Đánh giá về Dự thảo Luật hỗ trợ DNNVV, đang trình Quốc hội xem xét, ông Mại cho rằng có nhiều điểm rất tiến bộ, chẳng hạn như: cải thiện môi trường kinh doanh, trong đó nghiêm cấm ban hành các điều kiện kinh doanh về quy mô, gây bất lợi hoặc thiệt hại cho DNNVV trong tiếp cận nguồn lực kinh doanh. Điều này có thể làm mất quyền lợi của nhiều công chức trong các bộ ngành, nhưng DN sẽ rất vui mừng.
Tuy nhiên, các vấn đề về thuế, tín dụng vẫn chưa đáp ứng được như mong đợi. Thuế thu nhập DN dự kiến áp với DN nhỏ 17% và siêu nhỏ 15% vẫn còn cao. Nhiều DNNVV không có lợi nhuận, hoặc lợi nhuận rất thấp thì có được ưu đãi thuế thu nhập cũng không mang lại tác dụng. Cần có chính sách thuế riêng cho DNNVV.
Bên cạnh đó là tín dụng. Cần có cơ chế để buộc các tổ chức quan tâm và cho vay với DNNVV, khi họ không có bất động sản là tài sản đảm bảo để thế chấp vay vốn.
Về vấn đề này, ông Đông cho biết khi xây dựng luật, Ban soạn thảo đưa vào đó điều khoản quy định các tổ chức tín dụng phải dành ít nhất 30% vốn cho vay các DNNVV. Tuy nhiên, điều này đã không được chấp nhận, cuối cùng chỉ có thể đưa ra quy định khuyến khích các ngân hàng cho DNNVV vay. Đây là điều không như mong muốn.
Ngoài ra, nhiều ý kiến thì băn khoăn về việc cần phải xóa bỏ cơ chế xin cho, nếu không thì không giải quyết được vấn đề. Cần xây dựng các tiêu chuẩn rõ ràng, cụ thể, để DN nào đáp ứng được thì sẽ nhận được hỗ trợ chứ không phải lại đi xin và được các cơ quan ban ơn.
Nếu các cơ quan không chịu thay đổi tư duy chuyển sang phục vụ DN, vẫn muốn quản lý DN theo cách cũ thì luật dù tiến bộ cũng khó đem lại hiệu quả mong muốn.
Theo bà Gloria Steele, Phó TGĐ phụ trách khu vực châu Á Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), nếu Việt Nam đặt mục tiêu từ nay đến 2020 có 1 triệu DN hoạt động, với số vốn bình quân là 10 tỷ đồng khi thành lập mới, thì mỗi năm sẽ có 35 tỷ USD được huy động vào sản xuất kinh doanh. Con số này lớn hơn nhiều so với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) hiện nay.
Vì vậy việc hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển lực lượng DNNVV trong thời gian tới có ý nghĩa rất quan trọng.
Dự thảo Luật hỗ trợ DNNVV được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XIV, khai mạc vào ngày 20/10/2016. Luật gồm 6 chương với 45 điều với các nội dung hỗ trợ gồm:
Cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách hành chính tạo thuận lợi, cho DNNVV giảm thời gian, chi phí. Nghiêm cấm ban hành các điều kiện kinh doanh về quy mô, gây bất lợi hoặc thiệt hại cho DNNVV trong tiếp cận nguồn lực kinh doanh. Nghiêm cấm hành vi sách nhiễu, phân biệt đối xử, gây khó khăn cho DNNVV.
Ngân hàng tạo thuận lợi cho DNNVV thông qua cung cấp khoản vay với lãi suất, thời hạn phù hợp với quy mô DN.
Giảm thuế TNDN, thấp hơn mức thuế suất thông thường 3% với DNNVV, thấp hơn 5% với DN siêu nhỏ.
Hỗ trợ các tổ chức trung gian như các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp cho DNNVV thuê đất, sẽ được miễn giảm tiền thuê đất. Hỗ trợ hình thành chuỗi phân phối sản phẩm, tham gia mua sắm công với các gói thầu có giá trị dưới 5 tỷ đồng.
Các biện pháp hỗ trợ phải đảm bảo không vi phạm nguyên tắc thị trường, không phân biệt đối xử, không vi phạm điều ước quốc tế; bình đẳng trong tiếp cận.
Theo ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm hơn 97% tổng số DN, sử dụng hơn 50% lực lượng lao động và đóng góp 40% GDP cả nước. Dù đóng góp lớn nhưng DNNVV phải đối mặt nhiều khó khăn, trở ngại trong tiếp cận các nguồn lực kinh doanh như tín dụng, mặt bằng sản xuất, thị trường...
Theo TS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội DN FDI, có 2 loại DNNVV, đó là nhỏ và siêu nhỏ, trong đó siêu nhỏ chiếm tới 80%. Tiềm lực DN nhỏ và siêu nhỏ ngày càng kém. Hơn 10 năm trôi qua mà tiềm lực không được nâng lên. Vấn đề ở chính sách, đã không giúp cho các DN có quá trình tích lũy để nâng quy mô.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa sắp tới sẽ được hỗ trợ mạnh mẽ
Trong khi đó, DNNVV cả nước đang tạo ra khoảng 7,5 triệu việc làm, lớn hơn bất kỳ khối DN nào, nhưng lại nhận được rất ít ưu đãi. Trong khi đó, các DN nước ngoài đầu tư vào Việt Nam như Samsung thì lại được ưu đãi vô cùng lớn. Đây là điều hết sức bất bình đẳng.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Tổng giám đốc Công ty CP Giải pháp công nghệ CMC, dẫn chứng, CMC hiện sử dụng 300 lao động, nhưng từ khi thành lập đến nay không hề nhận được sự hỗ trợ hay ưu đãi nào từ phía Nhà nước. Trong khi DN FDI mở nhà máy tại các khu công nghiệp thì nhận được hết ưu đãi này tới ưu đãi khác về thuế, mặt bằng,...
Chính vì vậy, các DNNVV hiện nay chủ yếu có quy mô nhỏ, nguồn lực hạn hẹp, không biết tìm sự hỗ trợ ở đâu, nên khó có thể phát triển mạnh mẽ và cạnh tranh được với các DN FDI.
Dù đóng góp lớn nhưng DNNVV phải đối mặt nhiều khó khăn, trở ngại trong tiếp cận các nguồn lực kinh doanh
Hỗ trợ chứ không phải ban ơn
Đánh giá về Dự thảo Luật hỗ trợ DNNVV, đang trình Quốc hội xem xét, ông Mại cho rằng có nhiều điểm rất tiến bộ, chẳng hạn như: cải thiện môi trường kinh doanh, trong đó nghiêm cấm ban hành các điều kiện kinh doanh về quy mô, gây bất lợi hoặc thiệt hại cho DNNVV trong tiếp cận nguồn lực kinh doanh. Điều này có thể làm mất quyền lợi của nhiều công chức trong các bộ ngành, nhưng DN sẽ rất vui mừng.
Tuy nhiên, các vấn đề về thuế, tín dụng vẫn chưa đáp ứng được như mong đợi. Thuế thu nhập DN dự kiến áp với DN nhỏ 17% và siêu nhỏ 15% vẫn còn cao. Nhiều DNNVV không có lợi nhuận, hoặc lợi nhuận rất thấp thì có được ưu đãi thuế thu nhập cũng không mang lại tác dụng. Cần có chính sách thuế riêng cho DNNVV.
Bên cạnh đó là tín dụng. Cần có cơ chế để buộc các tổ chức quan tâm và cho vay với DNNVV, khi họ không có bất động sản là tài sản đảm bảo để thế chấp vay vốn.
Về vấn đề này, ông Đông cho biết khi xây dựng luật, Ban soạn thảo đưa vào đó điều khoản quy định các tổ chức tín dụng phải dành ít nhất 30% vốn cho vay các DNNVV. Tuy nhiên, điều này đã không được chấp nhận, cuối cùng chỉ có thể đưa ra quy định khuyến khích các ngân hàng cho DNNVV vay. Đây là điều không như mong muốn.
Ngoài ra, nhiều ý kiến thì băn khoăn về việc cần phải xóa bỏ cơ chế xin cho, nếu không thì không giải quyết được vấn đề. Cần xây dựng các tiêu chuẩn rõ ràng, cụ thể, để DN nào đáp ứng được thì sẽ nhận được hỗ trợ chứ không phải lại đi xin và được các cơ quan ban ơn.
Nếu các cơ quan không chịu thay đổi tư duy chuyển sang phục vụ DN, vẫn muốn quản lý DN theo cách cũ thì luật dù tiến bộ cũng khó đem lại hiệu quả mong muốn.
Theo bà Gloria Steele, Phó TGĐ phụ trách khu vực châu Á Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), nếu Việt Nam đặt mục tiêu từ nay đến 2020 có 1 triệu DN hoạt động, với số vốn bình quân là 10 tỷ đồng khi thành lập mới, thì mỗi năm sẽ có 35 tỷ USD được huy động vào sản xuất kinh doanh. Con số này lớn hơn nhiều so với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) hiện nay.
Vì vậy việc hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển lực lượng DNNVV trong thời gian tới có ý nghĩa rất quan trọng.
Dự thảo Luật hỗ trợ DNNVV được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XIV, khai mạc vào ngày 20/10/2016. Luật gồm 6 chương với 45 điều với các nội dung hỗ trợ gồm:
Cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách hành chính tạo thuận lợi, cho DNNVV giảm thời gian, chi phí. Nghiêm cấm ban hành các điều kiện kinh doanh về quy mô, gây bất lợi hoặc thiệt hại cho DNNVV trong tiếp cận nguồn lực kinh doanh. Nghiêm cấm hành vi sách nhiễu, phân biệt đối xử, gây khó khăn cho DNNVV.
Ngân hàng tạo thuận lợi cho DNNVV thông qua cung cấp khoản vay với lãi suất, thời hạn phù hợp với quy mô DN.
Giảm thuế TNDN, thấp hơn mức thuế suất thông thường 3% với DNNVV, thấp hơn 5% với DN siêu nhỏ.
Hỗ trợ các tổ chức trung gian như các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp cho DNNVV thuê đất, sẽ được miễn giảm tiền thuê đất. Hỗ trợ hình thành chuỗi phân phối sản phẩm, tham gia mua sắm công với các gói thầu có giá trị dưới 5 tỷ đồng.
Các biện pháp hỗ trợ phải đảm bảo không vi phạm nguyên tắc thị trường, không phân biệt đối xử, không vi phạm điều ước quốc tế; bình đẳng trong tiếp cận.
Tác giả bài viết: Trần Thủy