► Phút kinh hoàng cha chở xác con rể đến phường đầu thú
► Chém chết con rể rồi chở xác đến công an đầu thú
Ngày 16/5, trước thông tin ông Nguyễn Văn Nam (58 tuổi, ở quận Gò Vấp, TP HCM) chém chết con rể do anh này thường xuyên nhậu say rồi về đánh đập, chửi bới vợ, phần lớn độc giả Zing.vn đều bày tỏ thương cảm người đàn ông có khuôn mặt khắc khổ, "với vô số vết nhăn cuộc đời".
Người cha đã sai...
"Sao một sát nhân mà khiến mắt mình ướt thế này. Cầu mong cho anh được bình yên và hạnh phúc. Nhưng sao anh không chọn cách đơn giản hơn mà không làm khổ bản thân và con gái mình. Còn mọi người trong gia đình nữa chứ", độc giả Đỗ Quang Tùng chua xót.
► Chém chết con rể rồi chở xác đến công an đầu thú
Ngày 16/5, trước thông tin ông Nguyễn Văn Nam (58 tuổi, ở quận Gò Vấp, TP HCM) chém chết con rể do anh này thường xuyên nhậu say rồi về đánh đập, chửi bới vợ, phần lớn độc giả Zing.vn đều bày tỏ thương cảm người đàn ông có khuôn mặt khắc khổ, "với vô số vết nhăn cuộc đời".
Người cha đã sai...
"Sao một sát nhân mà khiến mắt mình ướt thế này. Cầu mong cho anh được bình yên và hạnh phúc. Nhưng sao anh không chọn cách đơn giản hơn mà không làm khổ bản thân và con gái mình. Còn mọi người trong gia đình nữa chứ", độc giả Đỗ Quang Tùng chua xót.
Ông Nguyễn Văn Nam. Ảnh: Công an TP HCM
Lý giải động cơ của ông Nam, Nguyen Quang Khai cho rằng, tất cả những người cha đều thương con, đặc biệt là con gái. Vì thế, khi nhìn thấy cảnh con gái mình thương yêu, nâng niu, chiều chuộng từ lúc lọt lòng đến lúc trưởng thành lập gia đình, bị chồng hành hung thì đều phải ra tay can thiệp.
"Tôi cũng là đàn ông, cũng là con rể, cũng là cha của 2 công chúa. Xin khuyên tất cả các anh em rằng: Lúc chúng ta chuẩn bị thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với vợ con thì hãy nghĩ đến khi con chúng ta rồi cũng đi làm vợ, làm chồng và dừng tay lại. Phụ nữ là để yêu thương và che chở, không phải là cái bị bông để chúng ta trút giận lúc say xỉn. Bớt nhậu nhẹt mà nghĩ cách làm kinh tế để cho vợ con được nhờ", người chồng, người cha, người con rể này chia sẻ.
Cho rằng, về góc độ pháp luật và xã hội, người cha đã sai nhưng độc giả Đồng Lượng lại đưa ra cách lý giải riêng: "Tôi nghĩ bác đã chịu quá nhiều sự tra tấn về tinh thần. Vì thương con trong lúc nóng giận tột độ mới có cách giải quyết như vậy. Giá như... Giá như... Thì cứ xong việc ai cũng thốt lên điều đó. Sao không giá như anh con rể kia đừng sai nhiều lần như vậy".
Cũng thông cảm cho "người cha đáng thương" nhưng Hoàng Ân lại cho rằng, nếu trước đó ông lên công an trình báo nhờ giải quyết thì đã không có sự việc đáng tiếc này. Một số ý kiến khác cũng cho rằng, giá như ông Nam bình tĩnh hơn một chút để giải quyết, có lẽ mọi chuyện đã khác hơn rồi.
Đặt mình vào địa vị gia đình nạn nhân, một độc giả chất vấn: "Bác thương con gái nhưng cha mẹ họ cũng thương con trai. Vì con có hư hỏng mấy cũng là ruột thịt của họ. Sao bác có thể thản nhiên tới mức chở con rể vắt vẻo trên xe như chở một con heo như thế. Có phải bác cũng máu lạnh?"
Ý kiến khác cũng băn khoăn: "Con dại cái mang, không có ai thương con bằng cha mẹ, nhưng cha mẹ của nạn nhân sẽ nghĩ gì đây?"; "Rể cũng là con, sao không đánh để răn đe dạy dỗ mà lại lấy đi mạng sống của con mình?" .
Thậm chí, có người còn cho rằng, ông Nam đã uy nghĩ nông cạn, thiếu nhận thức về pháp luật, yêu thương con gái không có nghĩa là phải làm vậy mới hả được cơn tức giận.
Mong được pháp luật khoan hồng
Tuy nhiên, dù trách móc và không ủng hộ cách xử lý này, nhiều người vẫn mong muốn ông Nam sẽ nhận được sự khoan hồng của pháp luật, nhận được mức án thấp nhất trong khung ở những phiên xử "có lý, có tình".
"Mong tòa án đọc được những bình luận này mà giảm án giết người cho chú. Không kìm được nước mắt khi đọc tình huống éo le như vậy. Tôi không ủng hộ việc làm của chú nhưng mọi chuyện đã qua và cũng không thể nói đó là nghĩa cử cao đẹp đế bảo vệ con thay vì bằng nhiều cách khác. Mong chú nhận được sự khoan hồng từ lý và luật", độc giả Vo Anh Nguyên chia sẻ.
Với nhiều độc giả, dẫu kết cục bi đát nhưng vụ việc này cũng để lại bài học cho những người thường xuyên bạo hành gia đình, và cũng là dấu hỏi cho cơ quan chức năng địa phương ở đâu khi nạn nhân bị bạo hành?
"Lỗi của cá nhân, nhưng cũng là lỗi của giáo dục, của việc thiếu sâu sát của chính quyền địa phương. Mà hình như ở đâu cũng đang tồn tại vấn đề này...", một độc giả kết luận.
Tác giả bài viết: Nhật Lâm