Năm 1994, ông Nam và bà Phượng đưa 4 người con lên Sài Gòn kiếm sống. Bà bán hàng, ông chạy xe ôm. Cuộc sống thiếu thốn nhưng gia đình hạnh phúc. Con gái ông, dù bị bố mẹ cấm cản vẫn quyết định kết hôn với anh Việt.
Tuy nhiên, vài năm sau, vợ chồng Việt xích mích. Anh ghen tuông nên hay uống rượu say, về đánh đập vợ. Đây cũng được cho là nguyên nhân khiến anh Việt bị ông Nam chém chết, rồi chở xác đi đầu thú.
Nỗi đau người ở lại
Theo dõi vụ việc, nhiều độc giả Zing.vn xót xa cho rằng, đây đúng là bi kịch gia đình. Vợ chồng xích mích, rượu chè say xỉn, cãi vã đánh chửi, ông bố thì thiếu kiềm chế ra tay giết con rể khiến nhà tan cửa nát.
"Chỉ tội cho đưa bé mới 6 tuổi, bố chết, ông vào tù vì tội giết bố, nó phải oán ông ngoại nó hay cảm ơn ông ngoại đây? Lớn lên em bé sẽ ra sao hay lại lầm đường lạc lối?", một bạn đọc đặt câu hỏi.
Còn độc giả Minh Quyền chia sẻ: “Tội vẫn là tội. Chỉ thương đứa con không biết đối diện với cuộc sống xã hội như thế nào thôi. Cầu cho người chồng sớm được yên nghỉ, ông ngoại tránh được bản án nặng nhất và đứa trẻ vượt qua mặc cảm của xã hội và nhận được sự yêu thương từ mọi người".
Tuy nhiên, vài năm sau, vợ chồng Việt xích mích. Anh ghen tuông nên hay uống rượu say, về đánh đập vợ. Đây cũng được cho là nguyên nhân khiến anh Việt bị ông Nam chém chết, rồi chở xác đi đầu thú.
Nỗi đau người ở lại
Theo dõi vụ việc, nhiều độc giả Zing.vn xót xa cho rằng, đây đúng là bi kịch gia đình. Vợ chồng xích mích, rượu chè say xỉn, cãi vã đánh chửi, ông bố thì thiếu kiềm chế ra tay giết con rể khiến nhà tan cửa nát.
"Chỉ tội cho đưa bé mới 6 tuổi, bố chết, ông vào tù vì tội giết bố, nó phải oán ông ngoại nó hay cảm ơn ông ngoại đây? Lớn lên em bé sẽ ra sao hay lại lầm đường lạc lối?", một bạn đọc đặt câu hỏi.
Còn độc giả Minh Quyền chia sẻ: “Tội vẫn là tội. Chỉ thương đứa con không biết đối diện với cuộc sống xã hội như thế nào thôi. Cầu cho người chồng sớm được yên nghỉ, ông ngoại tránh được bản án nặng nhất và đứa trẻ vượt qua mặc cảm của xã hội và nhận được sự yêu thương từ mọi người".
Bà Phượng (vợ ông Nam) khóc ngất nhiều ngày liền. Ảnh: Lê Trai.
Thương cảm số phận của "người đàn ông có gương mặt khắc khổ", một độc giả băn khoăn: “Con gái bác mất cả chồng, mất cả cha, giọt nước tràn ly. Cha mẹ nào mà chẳng thương con, nhưng ông bố sau khi giết chồng của con cũng thật khó đối mặt với con cháu".
Trước việc gia đình nạn nhân tha thứ cho ông Nam vì "oán chồng thêm oán thì có lợi gì", bạn đọc Bruce Lee cho rằng, đó là cái tính nhân văn cao đẹp, đầy lòng vị tha của người Việt Nam. Mong cho hai gia đình vượt qua biến cố này sớm nhất và hoà thuận trở lại.
"Xem các bộ phim của Trung Quốc cứ thấy ân oán giữa 2 nhà cứ đời này đến đời khác không bao giờ hoá giải, bố mẹ thì truyền mối thù cho con từ khi nó còn bé. Hết sức nguy hiểm và mệt mỏi, tác động không tốt đến tâm lý, nhận thức của giới trẻ", bạn đọc này cho biết thêm.
Mầm mống từ bạo lực gia đình
Không chỉ đồng cảm với hai bên gia đình nạn nhân và hung thủ, nhiều độc giả còn chia sẻ hoàn cảnh "người trong cuộc" của mình và người thân.
"Má tôi cũng từng lấy một người chồng (ba tôi) nát rượu, say xỉn đánh đập vợ con hằng ngày suốt 15 năm. Má tôi cam chịu, chúng tôi còn quá nhỏ. Năm tôi 16 tuổi ba má ly thân. Rất may là ba tôi không có ba vợ hay anh vợ. Chuỗi ngày địa ngục là thế", Hà Thái Kha chia sẻ.
Nhiều năm ròng chứng kiến cảnh "ba hay đánh đập mẹ, đạp đổ đồ lúc say xỉn khi cả nhà đang ăn cơm", độc giả Mắt Buồn không cảm nhận được tình cảm của cha, mà lúc nào cũng là tiếng chén bát bể.
"Nhìn mắt mẹ bầm tím hết lên. Vì thương con, sợ con không có cha, mẹ chẳng dám ly hôn. Đặt trong tình thế đó mà nghĩ, mà thấu".
Rồi nhiều người khuyên, các bạn nam đọc được thì sau này cố gắng hạn chế rượu chè, bài bạc, vừa không ảnh hưởng đến gia đình, xã hội, cũng giữ gìn cho sức khỏe, sự nghiệp của chính mình.
Sự việc này không chỉ là hồi chuông cảnh tỉnh với nạn bạo lực gia đình, mà còn là sự nuối tiếc, cảm thông đối với những người ở lại phải xa rời người thân. Còn với bạo lực gia đình, cần có một chế tài đủ mạnh để răn đe, xử lý, ngăn chặn kịp thời các hành vi tương tự.
Tác giả bài viết: Phương Nguyên