Đẹp

Buổi tối đi ngủ ăn một nắm này, vừa tốt cho tim mạch lại giúp giảm cân, thúc đẩy tiêu hóa

Không chỉ là một món ăn vặt lành mạnh, từ lâu loại hạt này đã được chứng minh là có nhiều công dụng đối với sức khỏe.

Có thể nói đậu phộng (hay còn gọi là hạt lạc) là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Đậu phộng có mặt ở nhiều bữa ăn, từ bữa cơm gia đình tới mâm nhậu với các cách thức chế biến "đưa miệng" khác nhau như: đậu phộng rang muối, đậu phộng tỏi ớt, đậu phộng rang húng lìu,...

Tại sao ăn đậu phộng lại tốt cho sức khỏe?

Đậu phộng là thực phẩm giàu năng lượng, với sự kết hợp hài hòa của chất xơ - protein và chất béo cũng như các chất dinh dưỡng quan trọng khác như folate và magie. Điều này giúp đậu phộng trở thành một trong những lựa chọn lành mạnh cho sức khỏe.

Chứa nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe tim mạch

Một nghiên cứu năm 2022 trên Tạp chí Journal of Food Biochemistry đã chỉ ra rằng đậu phông chứa một loạt các hợp chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe bao gồm axit phenolic và flavonoid, những hợp chất này cũng được tìm thấy trong các loại trà xanh và đen, táo, rượu vang đỏ và đậu nành.

Ăn lạc có tốt cho sức khỏe không? (Ảnh: Delish)

Tiêu thụ các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa đã được chứng minh là giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở nam giới và nữa giới, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường type 2.

Ngoài ra, magie, niacin, đồng, axit oleic trong đậu phộng cũng giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tim. Đậu phộng cũng chứa đủ axit béo không bão hòa, đặc biệt là axit béo omega-6. Ăn vừa phải có tác dụng tích cực đối với lipid máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch vành, xơ vữa động mạch và các vấn đề khác.

Hỗ trợ giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh

Trong 100 gam đậu phộng sống có chứa 567 calo cùng 49,2 gam chất béo nên rất nhiều người băn khoăn rằng ăn đậu phộng có béo không, ăn đậu phộng có tăng cân không.

Tuy nhiên, theo Healthline, 100 gam đậu phộng sống cũng chứa tới 25,8 gam chất đạm; 8,5 gam chất xơ cùng với đó lượng chất béo không bão hòa đơn là 24,43 gam; chất béo không bão hòa đa là 15,56 gam được tạo thành từ axit oleic và linoleic. Điều này giúp cho việc tiêu hóa đậu phộng thúc đẩy quá trình đốt cháy calo hiệu quả.

Nên ăn ậu phộng sấy, rang nguyên vị, không thêm muối hay đường để giảm cân hiệu quả và tránh nạp thêm nhiều calo (Ảnh: Very Well Health)

Lượng chất xơ không hòa tan trong đậu phộng cũng có liên quan tới giảm thiểu nguy cơ tăng cân, giúp no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn nên góp phần giảm lượng thức ăn ăn vào khi so sánh với các món ăn nhẹ thông thường khác, chẳng hạn như bánh gạo.

Kéo dài tuổi thọ

Theo WebMD, ăn đậu phộng có thể giúp bạn sống lâu hơn. Một nghiên cứu trên quy mô lớn cho thấy những người thường xuyên ăn hạt (bất kể loại hạt nào, kể cả đậu phộng) dường như có ít nguy cơ tử vong vì bất kỳ nguyên nhân nào hơn so với những người không có thói quen ăn hạt. Tuy nhiên nghiên cứu này cần thêm nhiều bằng chứng hơn để xem xét cách thức mà các loại hạt như đậu phộng giúp tăng cường tuổi thọ như thế nào.

Giảm viêm và thúc đẩy tiêu hóa

Đậu phộng giàu chất xơ tốt nên có tác dụng giúp giảm viêm khắp cơ thể cũng như thúc đẩy tiêu hóa khỏe mạnh và chống táo bón.

Hỗ trợ cân bằng đường huyết

Một nghiên cứu năm 2019 trên Circulation Research cho thấy ăn vặt các loại hạt, chẳng hạn như đậu phộng, cũng có thể giúp giảm nguy cơ biến chứng cho những người đang mắc bệnh tiểu đường.

Anh: New Atlas

Trong nghiên cứu, người tham gia được yêu cầu tăng cường tiêu thụ hạt sau khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Kết quả cho thấy nhóm này có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn 11%, nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành thấp hơn 15% và nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân thấp hơn 27% so với nhóm đối chứng.

Lưu ý khi ăn đậu phộng
- Dị ứng đậu phộng

Mặc dù nổi tiếng là giàu dinh dưỡng như đậu phộng cũng là một trong những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao do lượng protein trong đó bị hệ miễn dịch hiểu lầm là yếu tố gây hại, còn gọi là dị ứng đậu phộng.

Các triệu chứng khi bị dị ứng đậu phộng có thể bao gồm: sổ mũi, nghẹt mũi, nổi mề đay, da sưng đỏ, ngứa da, ngứa miệng, ngứa họng, cổ họng sưng phù, buồn nôn và nôn mửa, tiêu chảy, đau dạ dày, khó thở hoặc thở khò khè. Nghiêm trọng hơn, dị ứng với đậu phộng có thể gây sốc phản vệ và đe đọa tới tính mạng, cần can thiệp ngay lập tức tại cơ sở y tế.

- Ai không nên ăn đậu phộng?

Người mắc các bệnh mãn tính như béo phì, mỡ máu cao, bệnh gout không nên ăn nhiều đậu phộng mà cần kiểm soát chặt chẽ khẩu phần ăn để không khiến tình trạng bệnh phát triển trầm trọng hơn.

Chú ý bảo quản lạc ở nơi khô ráo, sấy khô trước khi bảo quản để tránh nấm mốc (Ảnh: Thespruceeats)

- Ăn đậu phộng có nên ăn vỏ không?

Đậu phộng có thể được chế biến theo nhiều cách, khi ăn bạn nên ăn cả vỏ hạt để nhận được tối đa lợi ích về dinh dưỡng do vỏ hạt lạc có chứa nhiều chất chống oxy hóa và phytochemical tốt cho sức khỏe.

- Nguy cơ kháng dinh dưỡng

Trong đậu phộng có chứa một số chất kháng dinh dưỡng, khiến khả năng hấp thụ dinh dưỡng có thể bị giảm, đặc biệt là axit phytic. Vì thế mà người theo chế độ ăn thuần chay cần chú ý tới việc bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt và kẽm để phòng ngừa suy dinh dưỡng do thiếu chất.

- Không ăn lạc bị mốc

Cuối cùng, tuyệt đối không được ăn lạc bị mốc. Lạc mốc có liên quan tới nguy cơ ngộ độc aflatoxin do nhiễm một loại nấm mốc gọi là Aspergillus flavus.

Các triệu chứng điển hình của ngộ độ aflatoxin sinh ra từ loại nấm này bao gồm chán ăn, vàng da, vàng mắt - điển hình của các vấn đề về gan. Nếu ngộ độc nghiêm trọng có thể dẫn tới suy gan và ung thư gan.

Để ngăn ngừa rủi ro này, cần bảo quản lạc ở môi trường khô ráo, không ăn lạc bị mốc, sấy khô lạc đúng cách trước khi bảo quản.

Tác giả: Kim Phụng

Nguồn tin: doisongphapluat.nguoiduatin.vn

  Từ khóa: tim mạch , giảm cân

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP