Theo thống kê của Bộ NN-PTNT, 6 tháng đầu năm 2016, Việt Nam chi 80,7 triệu USD nhập các loại rau củ quả từ Trung Quốc, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, hành khô, tỏi, gừng, hành tây,... là những loại rau củ gia vị được nhập từ Trung Quốc nhiều nhất.
Hiện mỗi ngày có trên 100 tấn hành, tỏi, gừng, hành tây các loại được nhập về Việt Nam. Tính ra, mỗi năm số lượng 4 loại rau gia vị này cũng lên tới con số hàng trăm ngàn tấn.
Các loại hành, tỏi, gừng, hành tây Trung Quốc được chất đống tại chợ đầu mối
Thực tế, các đầu mối buôn rau gia vị ở chợ Hòa Đình (TP. Bắc Ninh) - thủ phủ của rau củ quả Trung Quốc, tiết lộ, lượng hành tỏi họ nhập từ Trung Quốc về Việt Nam rồi phân phối đi các chợ đầu mối khắp các nước lên tới 100 tấn mỗi đêm. Bởi, hàng Trung Quốc giá rẻ, mẫu mã đẹp, dễ bảo quản, được thị trường ưa chuộng hơn hẳn các loại hàng cùng loại của Việt Nam và Indonesia.
Các loại gia vị Tàu vì thế được bày bán tràn ngập chợ và “đội lốt” hàng Việt Nam, người tiêu dùng mua ăn hàng ngày mà không biết.
Dưới đây là cách nhận biết các loại rau củ gia vị của Trung Quốc:
Tỏi
Việt Nam có rất nhiều vùng trồng tỏi như: Lý Sơn, Đà Lạt, Hải Dương,... Tuy nhiên, tại chợ hiện nay, theo các tiểu thương thì có đến hơn 80% là tỏi Trung Quốc.
Đáng lưu ý là tỏi Trung Quốc lại rất khác tỏi Việt Nam nên chị em đi chợ, nếu tinh ý sẽ nhận biết được đâu là tỏi Việt Nam, đâu là tỏi Trung Quốc.
Tỏi Việt Nam (bên trái) củ nhỏ hơn tỏi Trung Quốc (bên phải)
Đơn cử như: tỏi Trung Quốc củ to đều, vỏ trắng (rất dễ bóc), các tép tỏi trong củ rất mập và đều nhau. Khi chế biến, tỏi Trung Quốc ít thơm hơn, hơi có vị hăng lẫn vào khi đập dập tỏi để chuẩn bị xào nấu.
Giá bán của tỏi Trung Quốc ngoài chợ lẻ dao động từ 35.000-40.000 đồng/kg tùy thời điểm, nòn nếu lấy sỉ giá chỉ tầm khoảng 6.000-8.000 đồng/kg tùy thời điểm.
Còn tỏi Lý Sơn củ rất nhỏ, tép tỏi cũng nhỏ, giá vài trăm ngàn đồng/kg. Riêng tỏi Đà Lạt, tỏi Hải Dương màu sắc vỏ bên ngoài thường tối hơn màu vỏ tỏi Trung Quốc, tép cũng nhiều nhưng gầy, không đều nhau. Đặc trưng của các loại tỏi Việt Nam là mùi rất thơm, song hơi khó bóc vỏ nên các nhà hàng quán ăn ít chuộng.
Hành khô
Tương tự như tỏi, hành khô Trung Quốc cũng phủ sóng các chợ, được các dân buôn, nhà hàng cực kỳ ưa chuộng.
Hành khô Trung Quốc (bên trái ảnh) có mẫu mã đều và đẹp hơn hành khô Việt Nam
Theo chia sẻ của các tiểu thương, hành khô Trung Quốc củ to, chắc, vỏ hành mỏng, bóng đẹp, rất dễ bảo quản và khó thối hỏng vì được sấy khá khô. Củ hành khô lại cực thơm, hợp với khẩu vị của người miền Bắc. Khi bóc vỏ hành, bên trong hành khô Trung Quốc thường có màu trắng.
Giá của loại hành khô Trung Quốc cũng tương đương với tỏi.
Còn hành ta, củ dài, không đều nhau, nhìn rất xấu mã. Bóc bỏ lớp ngoài, củ hành bên trong có màu tím hoặc hơi tím tía.
Hành tây
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Viện trưởng Viện Ngiên cứu rau quả (Bộ NN-PTNT), cho hay, hành tây là rau ăn củ nhưng cũng có thể được sử dụng như rau gia vị trong nhiều món ăn, tuy không dùng thường xuyên như hành, tỏi,...
Tuy nhiên, tại các chợ miền Bắc, nhất là ở Hà Nội, hành tây Trung Quốc lại bán đầy chợ.
Hành tây Việt Nam (bên trái ảnh) xấu mã, trong khi đó hành tây Trung Quốc (bên phải ảnh) tròn đẹp, căng bóng
Hành tây Trung Quốc có vỏ ngoài sạch, bóng đẹp, vỏ mỏng, cũng được thương lái sấy khô nên vận chuyển và bảo quản thường không bị dập nát, thối hỏng. Đặc biệt, củ hành cầm chắc tay và to. Trong khi đó, hành tây Đà Lạt thườngng rất xấu mã, vỏ lụa bên ngoài màu trắng, hay bị trầy xước, đôi khi còn dính đất.
Khi bóc sạch vỏ, lấy dao thái hành ra để xào nấu sẽ thấy hành tây Trung Quốc có bẹ dày hơn, hành tây Đà Lạt bẹ mỏng hơn rất nhiều.
Gừng
Gừng là loại gia vị có khá nhiều công dụng trong nấu ăn và trị một số bệnh. Nhưng ít ai biết rằng, hiện nay tại các chợ lớn chợ nhỏ, gừng bán tại chợ đa phần là hàng nhập từ Trung Quốc, gừng Việt Nam ít và hiếm.
Gừng Trung Quốc (bên trái) to và có màu nhạt hơn gừng Việt Nam (bên phải)
Gừng Trung Quốc thường có hai màu vỏ là vàng và vàng pha trắng nhợt. Củ gừng thường nhẵn nhụi, căng mọng, to, đều, ít nốt sần sùi, được vệ sinh rất sạch sẽ. So với gừng trong nước, củ gừng Trung Quốc thường to gấp rưỡi, có khi gấp đôi.
Còn gừng trồng trong nước lớp vỏ xỉn màu hơn, rễ và nốt sần sùi, củ gừng rất nhiều nhánh. Gừng Trung Quốc đẹp vượt trội so với gừng Việt Nam nhưng về mùi thơm thì gừng Việt Nam lại “ăn đứt” hàng Trung Quốc.
Hiện mỗi ngày có trên 100 tấn hành, tỏi, gừng, hành tây các loại được nhập về Việt Nam. Tính ra, mỗi năm số lượng 4 loại rau gia vị này cũng lên tới con số hàng trăm ngàn tấn.
Các loại hành, tỏi, gừng, hành tây Trung Quốc được chất đống tại chợ đầu mối
Thực tế, các đầu mối buôn rau gia vị ở chợ Hòa Đình (TP. Bắc Ninh) - thủ phủ của rau củ quả Trung Quốc, tiết lộ, lượng hành tỏi họ nhập từ Trung Quốc về Việt Nam rồi phân phối đi các chợ đầu mối khắp các nước lên tới 100 tấn mỗi đêm. Bởi, hàng Trung Quốc giá rẻ, mẫu mã đẹp, dễ bảo quản, được thị trường ưa chuộng hơn hẳn các loại hàng cùng loại của Việt Nam và Indonesia.
Các loại gia vị Tàu vì thế được bày bán tràn ngập chợ và “đội lốt” hàng Việt Nam, người tiêu dùng mua ăn hàng ngày mà không biết.
Dưới đây là cách nhận biết các loại rau củ gia vị của Trung Quốc:
Tỏi
Việt Nam có rất nhiều vùng trồng tỏi như: Lý Sơn, Đà Lạt, Hải Dương,... Tuy nhiên, tại chợ hiện nay, theo các tiểu thương thì có đến hơn 80% là tỏi Trung Quốc.
Đáng lưu ý là tỏi Trung Quốc lại rất khác tỏi Việt Nam nên chị em đi chợ, nếu tinh ý sẽ nhận biết được đâu là tỏi Việt Nam, đâu là tỏi Trung Quốc.
Tỏi Việt Nam (bên trái) củ nhỏ hơn tỏi Trung Quốc (bên phải)
Đơn cử như: tỏi Trung Quốc củ to đều, vỏ trắng (rất dễ bóc), các tép tỏi trong củ rất mập và đều nhau. Khi chế biến, tỏi Trung Quốc ít thơm hơn, hơi có vị hăng lẫn vào khi đập dập tỏi để chuẩn bị xào nấu.
Giá bán của tỏi Trung Quốc ngoài chợ lẻ dao động từ 35.000-40.000 đồng/kg tùy thời điểm, nòn nếu lấy sỉ giá chỉ tầm khoảng 6.000-8.000 đồng/kg tùy thời điểm.
Còn tỏi Lý Sơn củ rất nhỏ, tép tỏi cũng nhỏ, giá vài trăm ngàn đồng/kg. Riêng tỏi Đà Lạt, tỏi Hải Dương màu sắc vỏ bên ngoài thường tối hơn màu vỏ tỏi Trung Quốc, tép cũng nhiều nhưng gầy, không đều nhau. Đặc trưng của các loại tỏi Việt Nam là mùi rất thơm, song hơi khó bóc vỏ nên các nhà hàng quán ăn ít chuộng.
Hành khô
Tương tự như tỏi, hành khô Trung Quốc cũng phủ sóng các chợ, được các dân buôn, nhà hàng cực kỳ ưa chuộng.
Hành khô Trung Quốc (bên trái ảnh) có mẫu mã đều và đẹp hơn hành khô Việt Nam
Theo chia sẻ của các tiểu thương, hành khô Trung Quốc củ to, chắc, vỏ hành mỏng, bóng đẹp, rất dễ bảo quản và khó thối hỏng vì được sấy khá khô. Củ hành khô lại cực thơm, hợp với khẩu vị của người miền Bắc. Khi bóc vỏ hành, bên trong hành khô Trung Quốc thường có màu trắng.
Giá của loại hành khô Trung Quốc cũng tương đương với tỏi.
Còn hành ta, củ dài, không đều nhau, nhìn rất xấu mã. Bóc bỏ lớp ngoài, củ hành bên trong có màu tím hoặc hơi tím tía.
Hành tây
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Viện trưởng Viện Ngiên cứu rau quả (Bộ NN-PTNT), cho hay, hành tây là rau ăn củ nhưng cũng có thể được sử dụng như rau gia vị trong nhiều món ăn, tuy không dùng thường xuyên như hành, tỏi,...
Tuy nhiên, tại các chợ miền Bắc, nhất là ở Hà Nội, hành tây Trung Quốc lại bán đầy chợ.
Hành tây Việt Nam (bên trái ảnh) xấu mã, trong khi đó hành tây Trung Quốc (bên phải ảnh) tròn đẹp, căng bóng
Hành tây Trung Quốc có vỏ ngoài sạch, bóng đẹp, vỏ mỏng, cũng được thương lái sấy khô nên vận chuyển và bảo quản thường không bị dập nát, thối hỏng. Đặc biệt, củ hành cầm chắc tay và to. Trong khi đó, hành tây Đà Lạt thườngng rất xấu mã, vỏ lụa bên ngoài màu trắng, hay bị trầy xước, đôi khi còn dính đất.
Khi bóc sạch vỏ, lấy dao thái hành ra để xào nấu sẽ thấy hành tây Trung Quốc có bẹ dày hơn, hành tây Đà Lạt bẹ mỏng hơn rất nhiều.
Gừng
Gừng là loại gia vị có khá nhiều công dụng trong nấu ăn và trị một số bệnh. Nhưng ít ai biết rằng, hiện nay tại các chợ lớn chợ nhỏ, gừng bán tại chợ đa phần là hàng nhập từ Trung Quốc, gừng Việt Nam ít và hiếm.
Gừng Trung Quốc (bên trái) to và có màu nhạt hơn gừng Việt Nam (bên phải)
Gừng Trung Quốc thường có hai màu vỏ là vàng và vàng pha trắng nhợt. Củ gừng thường nhẵn nhụi, căng mọng, to, đều, ít nốt sần sùi, được vệ sinh rất sạch sẽ. So với gừng trong nước, củ gừng Trung Quốc thường to gấp rưỡi, có khi gấp đôi.
Còn gừng trồng trong nước lớp vỏ xỉn màu hơn, rễ và nốt sần sùi, củ gừng rất nhiều nhánh. Gừng Trung Quốc đẹp vượt trội so với gừng Việt Nam nhưng về mùi thơm thì gừng Việt Nam lại “ăn đứt” hàng Trung Quốc.
Tác giả bài viết: Bảo Phương