Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ đề án đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đến năm 2020, với tổng mức đầu tư gần 230.000 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách chiếm khoảng 40%, còn lại là vốn nhà đầu tư huy động. Tuy nhiên, theo ý kiến của Bộ Tài chính, trong bối cảnh này, rất khó để thu xếp đủ vốn thực hiện dự án.
Cơ quan này cho rằng đề xuất ngân sách hỗ trợ 40,7% vốn là "rất lớn so với kế hoạch đầu tư công trung hạn đang được xây dựng" và nên cẩn trọng với dự án bởi tác động rất lớn đến tổng thể cân đối tài chính ngân sách quốc gia. Bộ này cũng dẫn lại chỉ đạo của Thủ tướng ngày 25/8 về việc từ năm 2017 dừng duyệt chủ trương cấp bảo lãnh cho các dự án mới.
Cùng với đó, khung dự kiến tài chính - ngân sách đã được xây dựng với các yếu tố đã rất sát mức trần (như tỷ lệ nợ công, khả năng thu, cân đối chi, mức bội chi...) nên việc huy động thêm các nguồn lực như trái phiếu Chính phủ, ODA, vay ưu đãi là không khả thi. Ngay cả khi nếu Đề án được sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, Bộ Tài chính cũng đề nghị khoản hỗ trợ làm đường cao tốc phải nằm trong hạn mức dự kiến 260.000 tỷ đồng đã được xây dựng chứ không phải chi thêm.
Cơ quan này cho rằng đề xuất ngân sách hỗ trợ 40,7% vốn là "rất lớn so với kế hoạch đầu tư công trung hạn đang được xây dựng" và nên cẩn trọng với dự án bởi tác động rất lớn đến tổng thể cân đối tài chính ngân sách quốc gia. Bộ này cũng dẫn lại chỉ đạo của Thủ tướng ngày 25/8 về việc từ năm 2017 dừng duyệt chủ trương cấp bảo lãnh cho các dự án mới.
Cùng với đó, khung dự kiến tài chính - ngân sách đã được xây dựng với các yếu tố đã rất sát mức trần (như tỷ lệ nợ công, khả năng thu, cân đối chi, mức bội chi...) nên việc huy động thêm các nguồn lực như trái phiếu Chính phủ, ODA, vay ưu đãi là không khả thi. Ngay cả khi nếu Đề án được sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, Bộ Tài chính cũng đề nghị khoản hỗ trợ làm đường cao tốc phải nằm trong hạn mức dự kiến 260.000 tỷ đồng đã được xây dựng chứ không phải chi thêm.
Bộ Tài chính bác nhiều đề xuất huy động vốn để làm 1.300 km cao tốc Bắc Nam của Bộ Giao thông.
Chưa kể, theo Bộ Tài chính, dự án đường cao tốc khi đi vào vận hành và thu phí sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chi phí lưu thông riêng và chi phí sản xuất nói chung của xã hội nhưng trong đề án, Bộ Giao thông lại chưa đề cập tới. "Trường hợp không cân đối được nguồn vốn ngân sách Nhà nước như dự kiến trong đề án, đề nghị nghiên cứu lùi thời điểm thực hiện", văn bản của Bộ Tài chính kết luận.
Trong đề án với tổng vốn đầu tư gần 230.000 tỷ đồng trình Chính phủ, Bộ Giao thông dự kiến 60% còn lại huy động từ các nhà đầu tư. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, ngành ngân hàng thời gian qua đã cho các nhà đầu tư BOT vay ở mức khá cao nên dư địa không còn nhiều. "Do vậy, việc huy động vốn (vốn chủ sở hữu, vốn vay) nên định hướng lựa chọn các nhà đầu tư nước ngoài có khả năng huy động được các nguồn vốn ngoài nước với mức lãi suất vốn vay hợp lý", văn bản của Bộ Tài chính nêu ý kiến.
Trong đề án, Bộ Giao thông còn đề xuất gia tăng hạn mức tín dụng và hình thành gói tín dụng riêng cũng như kiến nghị cho phép Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) được Chính phủ bảo lãnh để phát hành trái phiếu Chính phủ. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng các đề xuất này đều không phù hợp với quy định hiện hành và không hợp lý. Theo quy định, các dự án đầu tư đường bộ cao tốc không thuộc đối tượng được vay vốn tín dụng đầu tư của nhà nước. Ngân sách nhà nước hiện phải cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý cho VDB rất lớn. Chưa kể, VDB đang tái cơ cấu nên việc giao thêm nhiệm vụ sẽ không khả thi và tăng thêm rủi ro cho ngân sách nhà nước.
Theo tờ trình của Bộ Giao thông, tuyến đường thiết kế tốc độ 100 - 120 km/h; các đoạn qua khu vực có điều kiện địa hình khó khăn sẽ đạt tốc độ thiết kế 60 - 80 km/h. Với chiều dài 1.372km, đề án phân chia thành 20 dự án thành phần, mỗi dự án được khai thác độc lập, phù hợp với khả năng huy động theo hình thức PPP (hợp tác công tư) có sự tham gia hỗ trợ của Nhà nước, thời gian thu phí nhỏ hơn 25 năm. |
Tác giả bài viết: Thanh Thanh Lan