Giáo dục

Bộ Công an không đặc cách thí sinh 30,5 điểm vào ngành

Bộ Công an đã trả lời Công an tỉnh Lạng Sơn về trường hợp em Nguyễn Như Quỳnh. Theo đó, thí sinh này không được đặc cách vào ngành vì không đủ tiêu chuẩn chính trị.

Thí sinh 30,5 điểm trượt ĐH: Quá đau lòng, người cha gửi tâm thư cầu cứu Bộ trưởng Công an
Nữ sinh 30,5 điểm trượt Học viện An ninh: 'Tâm thư' phá vỡ quy định pháp luật?

Độc quyền: Thí sinh đạt 30,5 điểm vẫn trượt Đại học

Sáng 22/8, chia sẻ với Zing.vn, đại diện Phòng Tổ chức, Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết, công an tỉnh đã trả lời gia đình em Quỳnh (xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng) về kết luận nữ sinh đạt 30,5 điểm nhưng không được xét tuyển vào trường công an vì lý lịch.

Theo đó, Công an tỉnh Lạng Sơn đã có văn bản gửi Tổng cục Chính trị, Bộ Công an xem xét về trường hợp của Quỳnh. Công an tỉnh này đã nhận được văn bản trả lời của Bộ Công an với nội dung thí sinh không được đặc cách vì không đủ tiêu chuẩn về chính trị.

Phía Công an tỉnh Lạng Sơn đã giải thích rõ cho gia đình Quỳnh hiểu, động viên em lựa chọn một ngành nghề khác phù hợp để cống hiến.

Đại tá Nguyễn Trung Thực, Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn nêu quan điểm: Học ngành công an đòi hỏi lý lịch rất chặt chẽ. Vì vậy, thí sinh học giỏi, thi đỗ điểm cao cũng phải đảm bảo các điều kiện của ngành.

Tâm thư của thí sinh Như Quỳnh.


Trước đó, Nguyễn Như Quỳnh thi THPT quốc gia với điểm Văn 9; Lịch sử 8,5; Địa lý 9,5. Được cộng 3,5 điểm ưu tiên, Quỳnh đạt tổng 30,5 điểm. Nữ sinh ước mơ vào Học viện An ninh Nhân dân.

Tuy nhiên, sau khi nộp hồ sơ, Quỳnh nhận được thông báo từ Công an tỉnh Lạng Sơn rằng không đủ tiêu chuẩn chính trị vào ngành do án tích của bố. Trong đơn cầu xét gửi Chủ tịch nước và Bộ trưởng Công an, cô gái kể lại sự việc: Năm 1993, khi bố Quỳnh mới 25 tuổi, chưa lập gia đình, có mua một khẩu súng C.K.C.

Năm 1994, bố Quỳnh bị tạm giữ để điều tra vì công an phát hiện khẩu súng đó là đồ ăn cắp từ quân đội. Tòa án Bộ tư lệnh quân khu I xử bố Quỳnh 12 tháng án treo. Năm 1995, bố của nữ sinh được xóa án tích, sau đó mới lập gia đình và sinh ra Quỳnh.

Trong thư cầu xét gửi Chủ tịch nước và Bộ trưởng Công an, Như Quỳnh viết: "Mỗi khi nhìn đến tờ giấy chứng nhận kết quả thi cháu lại rớt nước mắt, không biết cách nào để biến ước mơ lớn nhất cuộc đời thành hiện thực".

Trong đợt xét tuyển vào đại học năm 2016, ngoài Như Quỳnh, ba thí sinh khác đạt điểm cao nhưng không được xét tuyển vào trường công an vì lý lịch.

Thí sinh Tô Thị Đệ (dân tộc Tày, ở Lạng Sơn) được 30 điểm, có nguyện vọng vào Học viện Cảnh sát Nhân dân. Ông nội từng theo Pháp, cô được công an thông báo không đủ điều kiện do thiếu trung thực trong kê khai lý lịch.

Nữ sinh Trần Hương Ly (Nghệ An) đạt 26,5 điểm, không được xét hồ sơ vào Học viện Cảnh sát Nhân dân vì án tích của mẹ về tội sản xuất hàng giả.

Nguyễn Đắc Minh (sinh năm 1997, ở Bạch Đằng, Chương Dương, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đạt 25,5 điểm, không được xét tuyển Học viện An ninh Nhân dân. Bố Minh là ông Nguyễn Đắc Thắng, bị xử phạt hành chính do thiếu tinh thần trách nhiệm, để xảy ra hoạt động mại dâm tại cơ sở kinh doanh nghỉ trọ mà mình quản lý.

Tác giả bài viết: Quyên Quyên

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP