Mấy ngày qua, người dân tại xã Mỹ Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) bàn tán về sự việc cháu Nguyễn Anh D (6 tuổi) bị mẹ ruột bắt cóc. Điều đáng nói, bà ngoại của cháu là bà Nguyễn Thị H (53 tuổi) lại viết đơn cầu cứu gửi cơ quan chức năng.
Bà H kể, D là con trai ruột của con gái bà, chị Nguyễn Thị Quỳnh N (27 tuổi). Gia đình theo nghề nông, khá khó khăn nhưng vẫn cố gắng cho con đi học. Bà biết, chỉ có cái chữ mới giúp con thoát cảnh “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”.
Bà H viết đơn cầu cứu gửi cơ quan chức năng
Càng lớn, chị N lại càng ngỗ ngược, không nghe lời cha mẹ. Nhiều lần, chị tự ý nghỉ học. Vợ chồng bà trò chuyện, khuyên nhủ nhẹ nhàng có, nạt nộ có. Nhưng sau cùng bậc sinh thành đành chấp nhận sự thật “Không thể dạy dỗ con gái theo ý của mình”.
Năm 14 tuổi, chị N bỏ nhà đi. Thương con, ông bà đi tìm nhiều nơi nhưng vẫn bặt vô âm tín. Gần một năm sau, bà được hàng xóm báo “Lên bệnh viện nhận cháu ngoại”. Chẳng hiểu chuyện gì nhưng bà vẫn làm theo.
Khi đến bệnh viện đa khoa huyện Bố Trạch, nữ điều dưỡng trao cho bà một bé trai kháu khỉnh và một tờ giấy. Trong tờ giấy có viết rõ ràng địa chỉ của bà, số điện thoại của hàng xóm. Ngoài ra, tờ giấy còn có đề nghị bà nhận cháu ngoại và trả tiền viện phí. Riêng chị N lại tiếp tục bỏ đi.
Là một người mẹ, bà N xót xa lắm. Ở vùng quê này, tai tiếng, áp lực đối với những việc phụ nữ “không chồng mà chửa” rất lớn. Mặc dù vậy, vì giọt máu của con, bà vượt lên xì xào dư luận để nuôi nấng cháu bé.
Do không biết cha đứa trẻ là ai nên vợ chồng bà đưa cháu bé lên làm giấy khai sinh. Họ Nguyễn là lấy theo họ của chồng bà.
Bà N biết, một đứa trẻ thiếu tình mẹ, bóng cha chịu rất nhiều thiệt thòi nên cố gắng bù đắp. Bà chưa bao giờ để D thua thiệt bất kì điều gì với bạn bè. Vợ chồng bà xem D như báu vật của gia đình.
Chị N từ ngày sinh cháu D chưa một lần trở lại. Thi thoảng, qua thông tin người quen, bà biết, chị đang sinh sống tại Quảng Nam. Vài năm trước, chị chuyển đến sống với người đàn ông từng qua một đời vợ.
Vào năm 2013, cháu D đang học ở trường mầm non thì có một người lạ đến đưa đi. Người thân tìm hiểu, được biết cháu D được chị N đưa đi. Tuy nhiên, N không cho D đến trường. Bà thương cháu sống cảnh cha dượng nên lại đón về nuôi.
Mới đây, trưa ngày 31/1 (mồng 4 tết nguyên đán), D đang đứng chơi ở cạnh quầy tạp hóa gần nhà thì bất ngờ có hai người phụ nữ đi xe máy đến bế đi. Hàng xóm xin thấy la lớn và báo với gia đình. Bà H chạy theo nhưng bóng dáng người lạ mất hút.
Lo lắng, bà H viết đơn trình báo đến cơ quan công an. Bà bảo, chẳng biết, cháu ngoại có được chăm sóc đầy đủ hay không. Từ đó đến nay, bà ăn không ngon, ngủ không yên.
Cháu D được mẹ đưa đi
Bà cũng cho biết, một số người thông tin, cháu D được chị N đưa đi. Bà cũng nghi ngờ điều này. Tuy nhiên, với những gì chị N đã trải qua, bà H không tin, con gái sẽ lo lắng đầy đủ cho cháu ngoại. Do đó, điều bà mong ước lớn nhất là cháu D trở về.
“D đang đi học lớp 1. Nay bạn bè đã đến trường, cháu vẫn bặt vô âm tín. Cháu được đăng ký hộ khẩu ở đây thì không thể đi học nơi khác. Nếu N đưa cháu đi thì cũng cần liên lạc để gia đình biết. Và, điều quan trọng là đưa về để cháu tiếp tục đến trường. Nếu cứ đưa đi như thế e rằng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc học hành của cháu”, bà H chia sẻ.
Bà H kể, D là con trai ruột của con gái bà, chị Nguyễn Thị Quỳnh N (27 tuổi). Gia đình theo nghề nông, khá khó khăn nhưng vẫn cố gắng cho con đi học. Bà biết, chỉ có cái chữ mới giúp con thoát cảnh “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”.
Bà H viết đơn cầu cứu gửi cơ quan chức năng
Càng lớn, chị N lại càng ngỗ ngược, không nghe lời cha mẹ. Nhiều lần, chị tự ý nghỉ học. Vợ chồng bà trò chuyện, khuyên nhủ nhẹ nhàng có, nạt nộ có. Nhưng sau cùng bậc sinh thành đành chấp nhận sự thật “Không thể dạy dỗ con gái theo ý của mình”.
Năm 14 tuổi, chị N bỏ nhà đi. Thương con, ông bà đi tìm nhiều nơi nhưng vẫn bặt vô âm tín. Gần một năm sau, bà được hàng xóm báo “Lên bệnh viện nhận cháu ngoại”. Chẳng hiểu chuyện gì nhưng bà vẫn làm theo.
Khi đến bệnh viện đa khoa huyện Bố Trạch, nữ điều dưỡng trao cho bà một bé trai kháu khỉnh và một tờ giấy. Trong tờ giấy có viết rõ ràng địa chỉ của bà, số điện thoại của hàng xóm. Ngoài ra, tờ giấy còn có đề nghị bà nhận cháu ngoại và trả tiền viện phí. Riêng chị N lại tiếp tục bỏ đi.
Là một người mẹ, bà N xót xa lắm. Ở vùng quê này, tai tiếng, áp lực đối với những việc phụ nữ “không chồng mà chửa” rất lớn. Mặc dù vậy, vì giọt máu của con, bà vượt lên xì xào dư luận để nuôi nấng cháu bé.
Do không biết cha đứa trẻ là ai nên vợ chồng bà đưa cháu bé lên làm giấy khai sinh. Họ Nguyễn là lấy theo họ của chồng bà.
Bà N biết, một đứa trẻ thiếu tình mẹ, bóng cha chịu rất nhiều thiệt thòi nên cố gắng bù đắp. Bà chưa bao giờ để D thua thiệt bất kì điều gì với bạn bè. Vợ chồng bà xem D như báu vật của gia đình.
Chị N từ ngày sinh cháu D chưa một lần trở lại. Thi thoảng, qua thông tin người quen, bà biết, chị đang sinh sống tại Quảng Nam. Vài năm trước, chị chuyển đến sống với người đàn ông từng qua một đời vợ.
Vào năm 2013, cháu D đang học ở trường mầm non thì có một người lạ đến đưa đi. Người thân tìm hiểu, được biết cháu D được chị N đưa đi. Tuy nhiên, N không cho D đến trường. Bà thương cháu sống cảnh cha dượng nên lại đón về nuôi.
Mới đây, trưa ngày 31/1 (mồng 4 tết nguyên đán), D đang đứng chơi ở cạnh quầy tạp hóa gần nhà thì bất ngờ có hai người phụ nữ đi xe máy đến bế đi. Hàng xóm xin thấy la lớn và báo với gia đình. Bà H chạy theo nhưng bóng dáng người lạ mất hút.
Lo lắng, bà H viết đơn trình báo đến cơ quan công an. Bà bảo, chẳng biết, cháu ngoại có được chăm sóc đầy đủ hay không. Từ đó đến nay, bà ăn không ngon, ngủ không yên.
Cháu D được mẹ đưa đi
Bà cũng cho biết, một số người thông tin, cháu D được chị N đưa đi. Bà cũng nghi ngờ điều này. Tuy nhiên, với những gì chị N đã trải qua, bà H không tin, con gái sẽ lo lắng đầy đủ cho cháu ngoại. Do đó, điều bà mong ước lớn nhất là cháu D trở về.
“D đang đi học lớp 1. Nay bạn bè đã đến trường, cháu vẫn bặt vô âm tín. Cháu được đăng ký hộ khẩu ở đây thì không thể đi học nơi khác. Nếu N đưa cháu đi thì cũng cần liên lạc để gia đình biết. Và, điều quan trọng là đưa về để cháu tiếp tục đến trường. Nếu cứ đưa đi như thế e rằng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc học hành của cháu”, bà H chia sẻ.
Ông Nguyễn Văn Trường (trưởng công an xã Mỹ Trạch) cho biết, có nhận được đơn của bà H. Cơ quan chức năng liên hệ thì được biết, cháu D đang ở cùng mẹ là chị Nguyễn Thị Quỳnh N tại Đà Nẵng. Cháu D là đứa trẻ bất hạnh. Cháu không biết cha là ai, mẹ bỏ đi khi vừa mới sinh. Trước đây, chị N từng về ngỏ ý đón cháu D nhưng bị gia đình bà H từ chối với lý do không muốn cháu mình sống với cha dượng. Công an xã đã báo lại việc cháu D đang ở với mẹ ruột cho bà H. Tuy nhiên, bà vẫn tiếp tục viết đơn cầu cứu tố cáo cháu trai bị bắt cóc. |
Tác giả bài viết: Nhật Minh
Nguồn tin: