Xã hội

Bài 4: Ai bảo kê xe quá tải "bức tử" cung đường miền tây xứ Nghệ?

Cung đường liên xã từ bản Lưu Kiền (xã Khe Kiền, Tương Dương) đến mốc L10 dài 48km. Trong đó, đoạn đường do huyện Kỳ Sơn quản lý dài 33km (từ bản Nậm Càn, xã Nậm Càn đến khu vực mốc L10 thuộc bản Buộc Mú, xã Na Ngoi, Kỳ Sơn).


Thế nhưng, nhiều năm trở lại đây, tình trạng xe chở gỗ Lào quá tải, quá khổ đã và hết đăng kiểm đang cày nát cùng đường liên xã này. Đặc biệt, cứ vào mùa mưa, thì cung đường này trở nên muôn vàn khó khăn, đi lại gặp rất nhiều trở ngại khiến cho nhân dân vô cùng bức xúc.

Trước sự việc trên, để rõ hơn về loạt bài mà báo điện tử Dân trí đã phản ánh (Bài 1: Đường biên giới Nậm Càn - Na Ngoi nát như tương; Bài 2: Xe chở gỗ Lào "bức tử" cung đường biên giới” và bài 3: Nguyên nhân nào hình thành cung đường “chết” ở miền tây xứ Nghệ?), PV đã tìm gặp các cơ quan liên quan để trao đổi thắng thắn về vấn đề này.

bai 4 ai bao ke xe qua tai buc tu cung duong mien tay xu nghe (3)

Kiểm tra, kiểm soát tại các cửa khẩu lối mở và cửa khẩu phụ do Biên phòng

Đó là câu trả lời thẳng thắn của ông Nguyễn Trọng Văn - Chi cục trưởng, Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn với PV báo điện tử Dân trí.

Ông Văn cho biết: “Vấn đề kiểm tra, kiểm soát tại các cửa khẩu lối mở và cửa khẩu phụ thì hiện nay chủ yếu là do Biên phòng. Cụ thể, cho người và các loại phương tiện qua lại ở cửa khẩu lối mở nhiệm vụ chính là Biên phòng. Còn Hải quan chỉ làm thủ tục về hàng hoá”.

bai 4 ai bao ke xe qua tai buc tu cung duong mien tay xu nghe (1)
Cứ vào mùa mưa, thì cung đường này trở nên lầy lội và đi lại rất khó khăn.

Hiện nay ở khu vực biên giới Buộc Mú, tình trạng xe quá tải, quá khổ, đăng kiểm hết hạn đang bị buông lỏng, vậy ông nói về vấn đề này thế nào?

“Trong các cửa khẩu phụ, lối mở hiện nay các anh (ý nói nhà báo - PV) cứ vào đó hỏi lái xe: Ai cho các anh (các lái xe -PV) đi xe qua Lào, ai cho các anh đi xe về đây thì họ sẽ nói cho nhà báo biết là mọi cái đều do Biên phòng cả”, ông Văn nói thêm.

Việc hàng loạt xe quá hạn không đăng kiểm mà vẫn lưu thông thì trách nhiệm thuộc về cơ quan nào?.

Ông Văn chia sẻ: “Tại cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn) khi mà xe hết giấy phép lưu hành thì không được đi qua đâu. Nếu như ở cửa khẩu lối mở Buộc Mú và cửa khẩu phụ Tam Hợp thì thuộc về BĐBP Na Ngoi và ĐBP Tam Hợp quản lý. Tất cả các loại xe phải đầy đủ giấy tờ thì mới được phép xuất - nhập cảnh và ngược lại, cái đó là do Biên phòng quản lý”.

bai 4 ai bao ke xe qua tai buc tu cung duong mien tay xu nghe (2)
Cung đường chết ở Miền tây xứ Nghệ đang nát như tương.

“Riêng ở các khu vực cửa khẩu thì ngoài hai ngành là Biên phòng và Hải quan ra thì không có ngành nào được vào đây cả. Đối với cửa khẩu phụ và lối mở chúng tôi không làm thủ tục thường xuyên mà chỉ khi nào có hàng hóa thì chúng tôi cho người (người của Hải quan vào cửa khẩu nói trên - PV) vào và tiến hành đưa hàng (chủ yếu là gỗ từ Lào về) vào bãi tập kết để làm thủ tục mà thôi. Còn nữa, hàng ngày làm thủ tục cho xuất nhập cảnh ở đó là do anh em Biên phòng. Chúng tôi chỉ làm thủ tục về hàng hoá”, ông Văn nói thêm.

Ông Nguyễn Trọng Văn - Chi cục trưởng, Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn nói tiếp: “Hàng hóa khi vào cửa khẩu cơ quan Hải quan kiểm tra giấy tờ liên quan thấy đúng như kiểu giấy phép cho nhập của UBND tỉnh thì chúng tôi cho chuyển hàng về địa điểm tập kết.

bai 4 ai bao ke xe qua tai buc tu cung duong mien tay xu nghe (3)
Xe chở gỗ Lào ở khu vực Trạm Buộc Mú.

Sau đó khi nào đủ hàng hoặc doanh nghiệp tập kết hàng mà nó tương đối (khối lượng gỗ). Ví dụ giấy phép là 1000m3, nhưng họ đăng ký chỉ tập kết về 300m3 thôi và khi nào đủ 300 khối doanh nghiệp đăng ký tờ khai thì chúng tôi làm thủ tục kiểm hóa và hoàn thành tại bãi tập kết mà thôi”.

“Việc xe qua cửa khẩu lối mở hoặc cửa khẩu phụ thì người ta không ai quản lý về trọng tải này đâu? Vì đó không phải là quốc lộ, vì đây là đường tiểu ngạch, một lối mòn chung người ta đi chẳng ai quản lý cả cho nên chủ yếu do địa phương người ta kiểm tra mà thôi. Tôi khẳng định, đường này không ai quản lý cả. Việc kiểm tra đó (kiểm tra xe chở quá tải trọng hoặc quá khổ-PV), Hải quan chúng tôi không có chức năng”, ông Văn trần tình.

bai 4 ai bao ke xe qua tai buc tu cung duong mien tay xu nghe (4)
Người dân Na Ngoi đi lại gặp rất nhiều vất vả trên "cung đường chết".

Cũng theo ông Văn, trong năm 2015, xe chở gỗ Lào về qua các cửa khẩu trên địa bàn huyện Kỳ Sơn và Tương Dương tất cả đều quá tải từ 80-90%. Hầu hết, các xe chở gỗ qua cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn khi Hải quan kiểm tra phát hiện quá tải đều yêu cầu hạ tải. Trong năm 2015, số gỗ Lào nhập về Nghệ An đạt 4000-5000m3; còn từ đầu tháng 1/2016 đến nay đã nhập khoảng 3000m3.

“Qua kiểm tra phát hiện quá tải thì yêu cầu doanh nghiệp cam kết hạ tải thì mới cho thông quan và buộc hạ tải. Tuy nhiên, khó khăn, đôi khi có xe cũng chở những khúc gỗ lớn thì quá 1-2, 3 tạ thì buộc yêu cầu thì hơi khó”, ông Văn khẳng định.

Có “đá bóng” trách nhiệm?

Trong khi đó, lực lượng Biên phòng - những người trực tiếp quản lý ở khu vực cửa khẩu lối mở Buộc Mú, xã Na Ngoi thì đổ lỗi cho nhau và chống chế hoặc “đá bóng” trách nhiệm.

Anh có thể cho biết trong thời gian dài vừa qua hàng loạt xe hết hạn đăng kiểm những vẫn lưu thông, qua lại, hoạt động ở khu vực cửa khẩu lối mở Buộc Mú?.

bai 4 ai bao ke xe qua tai buc tu cung duong mien tay xu nghe (5)
Trung úy Phạm Văn Tú - Trạm trưởng Trạm BP Buộc Mú (thuộc BĐBP Na Ngoi) cho rằng, trong thời gian qua không có xe lưu thông, mà hầu hết đã về bên Lào.

Về vấn đề này Trung úy Phạm Văn Tú - Trạm trưởng Trạm BP Buộc Mú (thuộc BĐBP Na Ngoi) cho rằng, trong thời gian qua không có xe lưu thông, mà hầu hết đã về bên Lào.

“Xe quá khổ quá tải thì lực lượng biên phòng chúng tôi không có thẩm quyền để xử lý. Mà chủ yếu là do Thanh tra giao thông và CSGT. Trong thời gian qua chúng tôi cũng đã phối hợp với CSGT và Thanh giao thông để mà nớ (để giải quyết - PV) thôi?. Còn các xe không có giấy tờ kiểm định nó đi đường khác. Đi đường bên Lào ấy. Nó (xe hết giấy tờ kiểm định-PV) chỉ tăng bo về đó thôi, hắn không đi xuống (ý là không có xe qua trạm biên phòng Buộc Mú đi theo cung đường Na Ngoi - Nậm Càn)?”, Trung úy Tú nói.

Như anh biết thời gian vừa qua bên báo tôi có loạt bài phản ánh đó thì như thế nào?.

Trung úy Tú nói tiếp: “Cái đó thì em biết rồi. Có gì đó thì vài hôm nữa em về sẽ gặp anh và trao đổi với anh sau?. Có gì anh thông cảm”.

bai 4 ai bao ke xe qua tai buc tu cung duong mien tay xu nghe (6)
Cung đường Na Ngoi - nát vì xe chở gỗ Lào khiến người dân đi lại gặp rất nhiều khó khăn.

Để được trao đổi trực tiếp với người đứng đầu Đồn BP Na Ngoi, PV đã liên lạc nhiều lần qua điện thoại, thậm chí nhắn tin mong muốn được vị lãnh đạo này gặp gỡ nhưng đều bị từ chối một cách khéo léo.

Tuy nhiên, trong một vài cuộc điện thoại ngắn gọn và tin nhắn, người đứng đầu Đồn BP Na Ngoi, Thượng tá Lê Văn Thi (Đồn trưởng ĐBP Na Ngoi) cho rằng thời gian qua có phối hợp với các lực lượng để xử lý. Tuy nhiên, khi PV đề cập các lực lượng chức năng liên quan đang bị BP “làm khó” trong thời gian qua thì ông Thi bảo hẹn gặp khi khác.

“Cái đó hẹn anh bữa khác. Hiện tôi đang đi công tác ở Huế. Cái đó bên Thanh tra họ cũng đang lên làm”, ông Thi nói.

Trong khi đó, qua tin nhắn bằng điện thoại ông Thi nhắn: “Tôi đang bận họp, tập huấn hết tuần mới về. Anh có gì liên quan đến đồn, qua BCH Biên phòng tỉnh xin giấy giới thiệu, lên gặp đồng chí Quang CTV (chính trị viên) sẽ tiếp anh nhé”.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, vị Đồn trưởng này đang “đá bóng” trách nhiệm sang cho người khác e rằng có hợp lý?.

bai 4 ai bao ke xe qua tai buc tu cung duong mien tay xu nghe (7)
Đã cố gắng rất nhiều, nhưng công an Kỳ Sơn cũng đã lập biên bản được 13 trường hợp (tháng 1/2016) ô tô tải vi phạm xếp hàng vượt quá chiều dài thùng xe và có giấy kiểm định nhưng đã hết hạn, xử phạt 31,7 triệu đồng.

Để rõ hơn về vấn đề trên, PV cũng đã làm việc và trao đổi với chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn; CA huyện Kỳ Sơn.

Trả lời vấn đề trên, ông Nguyễn Thanh Hoàng - Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết: “Sắp tới chúng tôi sẽ họp các doanh nghiệp chủ hàng hóa để tìm giải pháp cho nó rõ về việc báo nêu vừa qua. Nếu không khống chế được tải trọng thì đường dĩ nhiên là sẽ hỏng và phải khống chế tình trạng xe chở quá tải trên cung đường này”.

Giải pháp hiện nay tình trạng xe còn tem nhưng hết hạn đăng kiểm thì huyện chỉ đạo như thế nào?.

“Vấn đề này, sắp tới chúng tôi sẽ tiếp tục kiểm tra tất cả các loại phương tiện vào đây (vào địa bàn Nậm Càn, Na Ngoi-PV) và giao cho anh em công an huyện làm việc này. Hiện nay nhiều đoạn đường rất yếu và chúng tôi giao cho lực lượng CSGT CA huyện xử lý triệt để vấn đề này”, ông Hoàng nói.

bai 4 ai bao ke xe qua tai buc tu cung duong mien tay xu nghe (8)
Theo đó, công an Kỳ Sơn cũng đã ước quyền giấy phép lái xe 30 ngày đối với 10 trường hợp và tạm giữ xe 7 ngày”.

Còn Trung uý Nguyễn Công Lĩnh - Đội phó Đội CSGT huyện Kỳ Sơn cho biết: “Chúng tôi sẽ kiên quyết không để tình trạng xe hết kiểm định lưu thông tham gia vận tải. Còn việc quá tải trọng thì thực tế chúng tôi chưa có cân đo tải trọng. Chúng tôi đã có công văn đề nghị UBND huyện, đề nghị UBND tỉnh đưa tuyến đường này cho UBND tỉnh quản lý để có đủ các điều kiện cưỡng chế, đảm bảo tính răn đe pháp luật…”.

“Hiện chúng tôi đã lập biên bản 13 trường hợp (tháng 1/2016) ô tô tải vi phạm xếp hàng vượt quá chiều dài thùng xe và có giấy kiểm định nhưng đã hết hạn, xử phạt 31,7 triệu đồng, tước quyền giấy phép lái xe 30 ngày đối với 10 trường hợp và tạm giữ xe 7 ngày”, Trung uý Lĩnh cho biết thêm.

Cũng theo Trung uý Lĩnh, thì trong thời gian qua Công an huyện Kỳ Sơn đã tổ chức nhiều ca tuần tra kiểm soát giao thông, với nhiều lượt cán bộ cảnh sát tham gia. Lập biên bản đối với 55 (năm 2015) trường hợp lái xe ô tô tải, có hành vi vi phạm như: xếp hàng vượt quá chiều dài thùng xe trên 10% chiều dài xe; Có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn.
bai 4 ai bao ke xe qua tai buc tu cung duong mien tay xu nghe (9)
bai 4 ai bao ke xe qua tai buc tu cung duong mien tay xu nghe (10)
Hàng loạt xe hết hạn đăng kiểm vẫn vô tư lưu hành qua khu vực biên giới trong suốt thời gian dài vừa qua.

Nói về khó khăn trong việc xử lý xe quá tải, quá khổ và hết đăng kiểm, một cán bộ CSGT CA huyện Kỳ Sơn chia sẻ: “Những khó khăn như tuyến đường kéo dài 48km, chủ yếu là dân tộc Mông sinh sống, có trình độ dân trí thấp, cán bộ cảnh sát không nói được tiếng bản địa để tuyên truyền pháp luật giao thông. Khi tuần tra kiểm soát, phát hiện phương tiện ô tô quá tải, quá khổ cần xử lý, khắc phục thì không có cân trọng tải để đo trọng tải.

Việc tạm giữ phương tiện không thực hiện được do không có bãi tạm giữ theo quy định. Cán bộ chiến sỹ chưa có trạm kiểm soát cụ thể mà phải ở nhà dân và đặc biệt là khi vào khu vực biên giới chúng tôi gặp một số khó khăn khi xử lý tình trạng xe hết hạn đăng kiểm, xe chở gỗ quá tải trong thời gian qua là do ở đó lực lượng Biên phòng làm nòng cốt nên cũng …”.

Về việc các loại phương tiện và người qua lại khu vực biên giới là trách nhiệm trước hết thuộc về Đồn ĐBP Na Ngoi. Thế nhưng vị đứng đầu Đồn BP Na Ngoi đang “chuyền quả bóng” trách nhiệm sang cho những người khác?. Phải chăng đang để trốn tránh trách nhiệm của người đứng đầu đồn trưởng ở Na Ngoi?.
Được biết, đoạn đường liên xã từ bản Lưu Kiền (xã Khe Kiền, Tương Dương, Nghệ An) vào đến mốc QL10 dài 48km. Trong đó, đoạn đường do huyện Kỳ Sơn quản lý dài 33km (từ bản Nậm Càn, xã Nậm Càn đến khu vực mốc L10 thuộc bản Buộc Mú, xã Na Ngoi, Kỳ Sơn). Đoạn đường này trước đây nhỏ, hẹp, đất tự nhiên. Đến năm 2003 mới được sửa chữa, phương tiện ô tô có thể qua lại được.

Tuy nhiên, hiện nay do có nhiều doanh nghiệp được UBND tỉnh Nghệ An cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu hàng hóa Lâm sản thông quan trên tuyến đường nên có tình trạng xe ô tô vận chuyển hàng hóa quá khổ, quá tải làm hư hỏng tuyến đường nói trên.

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc!

Tác giả bài viết: Nguyễn Duy

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP