Cuộc sống

Bà nội hoảng hốt khi cháu mới sinh ra đã mọc răng

Tại Trung Quốc, một bé gái vừa sinh ra đã mọc răng ở hàm dưới khiến gia đình lo lắng và hoảng loạn. Cô Lưu, mẹ bé gái cho biết: “Từ khi đứa bé chào đời rất ít quấy khóc, thỉnh thoảng mở đôi mắt to tròn, đen láy nhìn mẹ, cảm giác này khiến cô ngập tràn hạnh phúc”.

Bé gái mới sinh đã mọc răng khiến bà nổi hoảng hốt. Ảnh minh họa


Tuy nhiên, mẹ chồng của chị Lưu phải kinh ngạc khi phát hiện cháu gái mới sinh mà đã mọc một chiếc răng ở hàm bên dưới. Dù đây là đứa con thứ 2 tuy nhiên, cô Lưu chưa từng nghe tới việc một đứa trẻ sơ sinh đã mọc răng, thông thường ít nhất trẻ 6 tháng mới mọc răng.

Với quan niệm phong kiến mẹ chồng chị Lưu đã cho rằng, răng của đứa trẻ mọc lúc này là không được phép, bà cho rằng đây là răng ma và màn lại xui xẻo cho gia đình ảnh hưởng tới việc bú sữa và cần nhổ đi.

Mẹ đứa bé vô cùng hoảng hốt, vì bé còn nhỏ và sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của cháu bé sau này. Để chắc chắn hơn, cô Lưu đã tới gặp một bác sĩ nhi xin tư vấn về trường hợp của con mình. Sau khi quan sát tình trạng của em bé, bác sĩ cho biết: "Đây gọi là răng sơ sinh, qua kiểm tra thì thấy nó không lung lay, không cần nhổ, sẽ tự rụng như răng sữa thông thường".

Bác sĩ còn nói thêm: “Vì răng sơ sinh mọc trước nên nếu cho con bú sữa mẹ, người mẹ có thể phải chịu đau một chút. Trong trường hợp không thể chịu được, người mẹ có thể nghĩ tới giải pháp cho sữa mẹ vào bình sữa để con bú”.

Sau khi nghe bác sĩ tư vấn kỹ như vậy, cô Lưu cuối cùng cũng thở phào nhẹ nhõm. Mẹ chồng đi cùng cũng hoàn toàn tin lời bác sĩ nói và không còn lo lắng nữa.

Vào năm 2020, tại Việt Nam cũng đã có trường hợp sản phụ 19 tuổi, sống tại Bình Phước hạ sinh bé gái 3,3kg với hai chiếc răng cửa hàm dưới có sẵn.

TS Nguyễn Phú Hòa (Viện Răng Hàm Mặt Trung ương) cho biết, nguyên nhân mọc răng sớm ở trẻ có thể do yếu tố di truyền hoặc trong quá trình mang thai, bà mẹ bổ sung lượng lớn canxi, vitamin D, fluor, dẫn tới quá trình hình thành răng của trẻ diễn ra nhanh hơn.

Mầm răng là cấu trúc phát triển từ nguyên mầm răng hình thành từ giai đoạn phôi thai được 4 tuần. Mầm răng hoàn thiện và cấu trúc men răng phát triển và đạt được kích thước thân răng tương lai trước khi sinh.

Trường hợp trẻ sinh ra đã có răng trong miệng nên đến bác sĩ chuyên khoa để khám và kiểm tra. Các bé có răng trong giai đoạn này thường ảnh hưởng tới động tác bú, răng sẽ có nguy cơ gây tổn thương môi, má. Trong một số trường hợp chân răng phát triển không hoàn thiện, răng có thể bị lung lay, chúng ta cần nhổ bỏ để tránh khi trẻ bú nuốt răng bị rơi gây nguy hiểm.

Hiện có nhiều người vì lo lắng chuyện trẻ sơ sinh mọc răng nên suy nghĩ, quan niệm trẻ mọc răng sớm có thể làm bố mẹ làm ăn không tốt. Các bác sĩ cho rằng, đây là một quan niệm cực kì sai lầm. Việc bố mẹ làm ăn thất bại và việc trẻ mọc răng sớm hay muộn hoàn toàn không liên quan gì đến nhau nên bố mẹ chớ mê tín mà đổ lỗi cho em bé của mình.

Tác giả: Thùy Dung (t/h)

Nguồn tin: doisongphapluat.nguoiduatin.vn

  Từ khóa: mọc răng , bà nội , bé sơ sinh

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP