Kinh tế

Anh Sơn: Chuyên canh vùng màu vụ Đông theo hướng hàng hóa

Vụ Đông 2016, huyện Anh Sơn đã phát triển nhiều vùng chuyên canh sản xuất rau màu hàng hóa theo hướng tập trung chất lượng và bền vững, nhằm tạo bước đột phá, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích cũng như hình thành những cánh đồng chuyên canh cho thu nhập cao.

Xã Cẩm Sơn có truyền thống sản xuất chuyên canh cây rau màu ở huyện Anh Sơn. Phát huy lợi thế này, vụ Đông năm nay, xã đang tập trung sản xuất đa dạng các loại rau màu. Ông Nguyễn Văn Thắng - Phó chủ tịch UBND xã cho biết: Rau màu là cây xóa nghèo nhanh nhất của bà con nông dân Cẩm Sơn trong những năm gần đây. Do vậy, xã xác định rau màu là cây kinh tế chủ lực, là nghề chính của bà con, mục tiêu phấn đấu tổng diện tích rau màu hàng năm 50- 60 ha, cho thu nhập mỗi năm 100- 150 triệu/ ha.
1images1326435 anh 1
Cây bí là cây mang lại thu nhập ổn định cho nông dân Anh Sơn

Cùng với rau màu các loại thì mướp lai ngày càng được nhân rộng ở xã Cẩm Sơn trong vụ Đông. Cùng với nhiều hộ bà con nông dân khác, thời điểm này, gia đình anh Hoàng Văn Diệu ở thôn Hội Lâm đang tập trung xuống giống 4 sào mướp trên vùng đất vệ. Theo anh Diệu, trồng mướp đầu tư không quá lớn, thời gian sinh trưởng của mướp chỉ 1 tháng 5 ngày, cứ 1- 2 ngày thu hái 1 lần. Mỗi sào mướp cho năng suất từ 1,5 - 2 tấn, trừ chi phí mỗi sào cũng cho thu nhập 10 triệu đồng.

2images1326436 a nh 3
Mướp lai được nhân rộng diện tích trong vụ Đông năm nay

Năm 2015, sản lượng dưa hấu, bầu, bí, mướp toàn xã Cẩm Sơn, đạt 1.669 tấn, đạt 92,72% kế hoạch, tăng 69 tấn so với cùng kỳ. Vụ Đông 2016, xã tập trung ở vùng vệ, vùng bãi thôn 1/5 và thôn Hội Lâm, Hạ Du với diện tích 40ha với các loại cây chủ yếu là mướp, bầu bí, dưa chuột, đậu cô ve, bắp cải…
3images1326434 a nh 2
Nông dân Cẩm Sơn chăm sóc rau màu vụ Đông

Ông Nguyễn Văn Thắng - Phó chủ tịch UBND xã cho biết: Sản xuất rau màu theo hướng hàng hóa không chỉ không dừng lại ở việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm cho người nông dân Cẩm Sơn mà còn tạo được bước đột phá trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và hình thành các vùng chuyên canh sản xuất theo hướng hàng hóa, là hướng đi mới trong công tác giảm nghèo của người dân địa phương. Người nông dân không chỉ thoát nghèo, thậm chí còn vươn lên làm giàu trên chính diện tích đất sản xuất của mình.

Tại xã Tào Sơn, nhiều hộ dân cũng đang tập trung làm đất xuống giống bí vụ Đông - một trong những cây trồng chuyển đổi mang lại thu nhập cao và là cây chủ lực trong vụ Đông. Hơn 200 hộ dân tham gia đã sản xuất 40ha bí.

4images1326440 a nh 5
Đậu cô ve cũng là một cây trồng chủ lực trong vụ Đông

Là một trong những địa phương có điều kiện thuận lợi để sản xuất rau màu theo hướng hàng hóa, những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp ở Anh Sơn đã có bước chuyển biến rõ rệt. Bên cạnh việc duy trì và mở rộng diện tích các cây trồng truyền thống, huyện đã chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển vụ đông theo hướng tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa tập trung.
5images1326441 a nh 4
Sản phẩm vụ Đông được thương lái đến thu mua tận nơi

Ông Nguyễn Đình Đăng - trưởng phòng nông nghiệp huyện Anh Sơn cho biết: Vụ Đông 2016, huyện Anh Sơn đã hình thành được 290ha rau đậu các loại tăng, 50ha so với năm 2015; bầu bí 195ha ở Cẩm Sơn, Đức Sơn, Tào Sơn và khoai lang 180ha. Căn cứ vào điều kiện và chất đất, nhiều địa phương ở Anh Sơn đã chủ động xây dựng các vùng rau an toàn, đưa các giống cây trồng mới có tiềm năng năng suất và giá trị kinh tế cao, huyện cũng đã phối hợp với các ban ngành và các địa phương thường xuyên mở các lớp tập huấn, tư vấn kỹ thuật. Nhiều địa phương đã khuyến khích doanh nghiệp liên kết, ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân.

Tác giả bài viết: Thái Hiền

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP