Nhân viên y tế tại một đơn vị xét nghiệm di động tại Yeoville, TP Johannesburg, Nam Phi. (Ảnh: AP) |
Ông Ramaphosa đưa ra phát biểu này trong bối cảnh 51 quốc gia châu Phi đã ghi nhận gần 9.200 ca mắc và 414 ca tử vong do Covid-19. Những quốc gia ghi nhận nhiều ca bệnh Covid-19 nhất tại châu Phi lần lượt là Nam Phi, Algeria, Ai Cập, Morocco và Cameroon.
Nhiều chuyên gia cho rằng, tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại châu Phi trên thực tế cao hơn nhiều so với số liệu công bố chính thức. Không những vậy, các chuyên gia còn quan ngại, số ca tử vong cũng có thể rất cao, đặc biệt là những nhóm người dễ bị tổn thương như người tị nạn và người bệnh HIV, và nền kinh tế châu Phi có thể bị tàn phá nghiêm trọng. Theo một nghiên cứu của Liên minh châu Phi (AU), các nước châu Phi có thể mất tới 1/3 tiền thu thuế và 20 triệu việc làm trên khắp châu lục.
Tuy nhiên, trong một bài viết đăng trên tờ Daily Maverick của Nam Phi, Tổng thống Ramaphosa cho biết: “Với sự hỗ trợ thiết yếu của cộng đồng quốc tế, chúng ta có thể thúc đẩy hạ tầng y tế và hệ thống y tế tại châu Phi. Đồng thời, các quốc gia châu Phi có thể giúp đỡ lẫn nhau. Nếu chúng ta tiếp tục hướng đi tích cực này, châu Phi sẽ thật sự chứng minh rằng châu lục này có khả năng giải quyết các thách thức của mình. Thông qua hợp tác sâu sắc hơn, chúng ta sẽ đẩy lùi virus (SARS-CoV-2) tại từng vùng, từng quốc gia”.
Đến nay, nhiều quốc gia châu Phi đã áp đặt các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt. Tại những khu vực mà các chiến dịch thông tin đạt hiệu quả, người dân đang thực thi và ủng hộ các biện pháp phong tỏa một cách rộng rãi cho dù tình cảnh kinh tế đang đẩy hàng triệu người sống trong cảnh không có tiền tiết kiệm hoặc tiền lương. Tại Kenya, nơi lệnh phong tỏa cục bộ đang có hiệu lực, gần 70% dân số bày tỏ ủng hộ các biện pháp cứng rắn của chính phủ nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19.
* Dịch Covid-19 lan tới 18 nước châu Phi
* WHO kêu gọi Trung Đông cung cấp thêm thông tin, châu Phi áp dụng bài học từ dịch Ebola
Tác giả: H.H
Nguồn tin: Báo Nhân dân