Số hóa

4 mẹo chụp ảnh đẹp ở chế độ chân dung

Cùng đến với những mẹo chụp ảnh ở chế độ chân dung (portrait mode) được Google chia sẻ nhằm giúp người dùng có được những bức ảnh hoàn hảo hơn.

Tính năng chụp ảnh chân dung (portrait mode) trong thời gian gần đây đã trở nên khá quen thuộc với người dùng smartphone. Về cơ bản, chụp ở chế độ chân dung sẽ khiến camera tập trung lấy nét ở một đối tượng cụ thể, còn phần khung nền phía sau sẽ được làm mờ đi, tạo thành hiệu ứng "bokeh" và tạo nên những tác phẩm tuyệt đẹp, giống như đang chụp bằng máy ảnh DSLR vậy.

Dưới đây là những mẹo chụp ảnh ở chế độ chân dung được Google chia sẻ nhằm giúp người dùng có được những bức ảnh hoàn hảo hơn.

1. Tìm góc chụp có nguồn sáng mạnh

Trong hầu hết các trường hợp, chế độ chụp chân dung thường không làm việc hiệu quả trong điều kiện ánh sáng yếu. Do đó, điều đầu tiên đó là hãy tìm những góc chụp có nguồn sáng mạnh, và tốt nhất là ánh sáng tự nhiên.

Ở bức ảnh bên trên, các bạn có thể thấy rằng dù cô gái trong ảnh "quay lưng" lại nguồn sáng, khiến cho khuôn mặt bị hơi tối, nhưng phần nền phía sau vẫn được làm nhòe đi một cách hoàn hảo. Lý do là bởi lượng ánh sáng vào ống kính camera đã quá đủ để giúp nó xử lý ảnh hoàn toàn sắc nét, màu sắc chính xác và không bị noise.

2. Hãy chắc chắn rằng vật thể cần chụp đã được lấy nét

Nếu như vật thể cần chụp không được lấy nét, nó sẽ làm mất đi toàn bộ giá trị của một tấm ảnh chân dung. Ở một vào smartphone có thể nhận diện thông minh đối tượng muốn chụp, nhưng đôi khi chúng ta phải chọn nó bằng tay. Hãy chạm vào vật thể cần lấy nét trên màn hình smartphone, và camera chắc chắn sẽ "focus" trực tiếp vào đó.

3. Đừng đứng quá gần với phông nền

Không phải ai cũng được ở trong bối cảnh mà phía sau bạn là bãi biển, hay một rừng cây rộng lớn. Thông thường khi bạn chụp chân dụng, phía sau chúng ta sẽ là một bức tường hoặc rất nhiều vật thể ở gần ống kính. Trong điều kiện như vậy thì camera có thể sẽ không thể xóa phông được hiệu quả.

Nhằm hạn chế điều này và cũng để tăng độ mờ của phông nền và tạo chiều sâu, Google khuyên người dùng nên đứng xa hơn một chút so với các vật thể xuất hiện phía sau lưng trên tấm ảnh. Khi đó, camera có thể dễ dàng nhận biết được đâu là vật thể lấy nét, và đâu là phần khung nền cần được làm mờ.

4. Khoảng cách từ camera tới vật thể

Theo nghiên cứu từ Google, chế độ chụp chân dung hoạt động hiệu quả nhất ở một khoảng cách nhất định giữa ống kính và vật thể, đó là khoảng 19-inch, tương đương với 0,48 mét. Nếu đứng ở khoảng cách quá xa, vật thể sẽ không được làm nổi bật và tạo chiều sâu đối với khung nền. Trái lại nếu đứng quá gần, camera thậm chí sẽ không thể lấy nét được như chúng ta yêu cầu.

Tác giả: Nguyễn Nguyễn (Theo BI)

Nguồn tin: Báo Dân trí

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP