Nằm sâu trong vùng lõi của Vườn quốc gia Xuân Sơn, xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn (Phú Thọ) là nơi được cho là nguồn gốc của giống gà 9 cựa trong truyền thuyết Sơn Tinh - Thuỷ Tinh.
Con đường đến bản đã khó đi nhưng để vào được trang trại gà, đường còn khó hơn gấp nhiều lần với dốc, hủm, cây cổ thụ vắt ngang.
Giống gà 9 cựa đã được nuôi ở đây từ rất lâu nhưng do cuộc sống quá biệt lập nên người dân không hề biết đó là gà quý. "Mãi đến khoảng năm 2000, khi con đường được mở vào xã, thông tin phủ sóng thì mọi người mới biết", bà Hà Thị Hiền, Phó chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, cho hay.
Gà 9 cựa có nguồn gốc là gà rừng nên chúng bay và chạy rất khoẻ. Đặc biệt, giống gà này chỉ có thể sống trong môi trường bán hoang dã. Mỗi sáng, người nuôi gà cho ăn rồi thả lên rừng. Buổi tối, gà tự về, ngủ trên cây.
Do nuôi theo hình thức bán hoang dã, không sử dụng cám công nghiệp nên gà thường chậm lớn, phải nuôi mất một năm mới đạt 1,2-1,5 kg. Gà đạt chất lượng thịt cao nhất khi được nuôi từ 2 năm trở lên.
Bù lại, nuôi gà 9 cựa khá dễ, không khác biệt gì nhiều so với gà ri, chúng ít bệnh tật.
Tuy nhiên, theo người dân tại đây, nếu không được nuôi nhốt, lồng, thì dù có được chăm sóc tốt, gà vẫn gầy và chết. Tuy nói là gà 9 cựa nhưng gà chuẩn ở đây chỉ có tám cựa. Những con gà có đủ 9 cựa cực kỳ hiếm. Theo lời người nuôi, người có tiền cũng chưa dễ mua được.
Mỗi lứa, gà 9 cựa đẻ khoảng 12-13 trứng. Tuy nhiên, số này chỉ nở ra được khoảng 5 con gà 9 cựa, còn lại là gà bình thường.
Do giá trị kinh tế của giống gà cao nên số lượng ở xã Xuân Sơn hiện nay đã tăng lên mức 2.500 con. Hầu như nhà nào cũng nuôi 1-2 con, có trang trại nuôi được 200 con.
Con đường đến bản đã khó đi nhưng để vào được trang trại gà, đường còn khó hơn gấp nhiều lần với dốc, hủm, cây cổ thụ vắt ngang.
Giống gà 9 cựa đã được nuôi ở đây từ rất lâu nhưng do cuộc sống quá biệt lập nên người dân không hề biết đó là gà quý. "Mãi đến khoảng năm 2000, khi con đường được mở vào xã, thông tin phủ sóng thì mọi người mới biết", bà Hà Thị Hiền, Phó chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, cho hay.
Gà 9 cựa có nguồn gốc là gà rừng nên chúng bay và chạy rất khoẻ. Đặc biệt, giống gà này chỉ có thể sống trong môi trường bán hoang dã. Mỗi sáng, người nuôi gà cho ăn rồi thả lên rừng. Buổi tối, gà tự về, ngủ trên cây.
Do nuôi theo hình thức bán hoang dã, không sử dụng cám công nghiệp nên gà thường chậm lớn, phải nuôi mất một năm mới đạt 1,2-1,5 kg. Gà đạt chất lượng thịt cao nhất khi được nuôi từ 2 năm trở lên.
Bù lại, nuôi gà 9 cựa khá dễ, không khác biệt gì nhiều so với gà ri, chúng ít bệnh tật.
Tuy nhiên, theo người dân tại đây, nếu không được nuôi nhốt, lồng, thì dù có được chăm sóc tốt, gà vẫn gầy và chết. Tuy nói là gà 9 cựa nhưng gà chuẩn ở đây chỉ có tám cựa. Những con gà có đủ 9 cựa cực kỳ hiếm. Theo lời người nuôi, người có tiền cũng chưa dễ mua được.
Mỗi lứa, gà 9 cựa đẻ khoảng 12-13 trứng. Tuy nhiên, số này chỉ nở ra được khoảng 5 con gà 9 cựa, còn lại là gà bình thường.
Do giá trị kinh tế của giống gà cao nên số lượng ở xã Xuân Sơn hiện nay đã tăng lên mức 2.500 con. Hầu như nhà nào cũng nuôi 1-2 con, có trang trại nuôi được 200 con.
Giống gà 9 cựa có kích cỡ nhỏ và nặng thông thường không quá 1,5 kg. Điểm đặc trưng của giống gà này là chân to, chắc và mọc đều 3-4 cựa mỗi bên. Gà có đầy đủ 9 cựa thì rất hiếm. Hầu hết gà chỉ có 7-8 cựa. Gà được nuôi theo phương thức chăn thả tự nhiên, chủ yếu thả lên đồi cho chúng tự đào bới tìm giun, dế, sâu bọ. Vì thế, tuy chậm lớn nhưng chất lượng thịt rất ngon. Trên một số trang mua bán online, giá gà 9 cựa đang được rao gần 300.000 đồng/kg bố mẹ, gà con khoảng 250.000 đồng một con. Tuy nhiên, theo chia sẻ của một số người có kinh nghiệm, già 9 cựa thuần chủng giá không thấp như vậy. Tại hội chợ Xuân 2016, gà 7-8 cựa từ Tân Sơn đã được bán với giá 450.000 đồng/kg. Riêng gà có đủ 9 cựa giá lên tới 30 triệu đồng một con. Tân Sơn cũng là địa danh xuất hiện trong danh sách 62 huyện nghèo nhất nước theo Nghị quyết 30a. |
Tác giả bài viết: Việt Hùng
Nguồn tin: