Sáng 13/1, Hội đồng dân tộc của Quốc hội đã tổ chức phiên giải trình về “Tình hình thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn” theo Nghị định số 116 năm 2010 của Chính phủ.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cùng lãnh đạo Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội báo cáo làm rõ và trực tiếp trả lời các câu hỏi của các đại biểu.
Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, Nghị định 116 /2010/NĐ-CP đã quy định 7 chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
Các chế độ gồm: Phụ cấp thu hút mức 70% tiền lương hàng tháng; phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; trợ cấp lần đầu và trợ cấp chuyển vùng; trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt, sạch; trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng hoặc nghỉ hưu; thanh toán tiền tàu xe; trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
Báo cáo của Bộ Nội vụ đánh giá, nhìn chung, việc triển khai thực hiện Nghị định này thời gian qua đã được các Bộ, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện, đảm bảo dân chủ, minh bạch, đúng đối tượng.
Tuy vậy, do không có quy định cụ thể danh sách xã đặc biệt khó khăn và các xã biên giới, xã an toàn khu không phải là xã đặc biệt khó khăn dẫn đến trường hợp chi sai hoặc một đối tượng hưởng hai chính sách.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cùng lãnh đạo Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội báo cáo làm rõ và trực tiếp trả lời các câu hỏi của các đại biểu.
Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, Nghị định 116 /2010/NĐ-CP đã quy định 7 chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
Các chế độ gồm: Phụ cấp thu hút mức 70% tiền lương hàng tháng; phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; trợ cấp lần đầu và trợ cấp chuyển vùng; trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt, sạch; trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng hoặc nghỉ hưu; thanh toán tiền tàu xe; trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
Báo cáo của Bộ Nội vụ đánh giá, nhìn chung, việc triển khai thực hiện Nghị định này thời gian qua đã được các Bộ, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện, đảm bảo dân chủ, minh bạch, đúng đối tượng.
Tuy vậy, do không có quy định cụ thể danh sách xã đặc biệt khó khăn và các xã biên giới, xã an toàn khu không phải là xã đặc biệt khó khăn dẫn đến trường hợp chi sai hoặc một đối tượng hưởng hai chính sách.
Đại biểu Quốc hội Bùi Sỹ Lợi. Ảnh: Quochoi.vn.
Nhấn mạnh vấn đề trách nhiệm, đại biểu Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đặt câu hỏi: “Bộ Tài chính nói cả trong Nghị định 116 và Thông tư 08 đều có bất cập. Vậy văn bản này ra thì trách nhiệm thuộc bộ nào để rút kinh nghiệm? Cần làm rõ, giải trình mà không biết lỗi thuộc ai, ai cũng đúng cả thì chắc dân sai?”
Ông Bùi Sỹ Lợi nói: “Vậy các xã khó khăn bãi ngang, ven biển được hưởng là đối tượng của Nghị định 116 thì ai đề xuất? Bộ không đề xuất thì dân lao vào hưởng chăng?”
Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng yêu cầu làm rõ việc tiền chi không đúng đối tượng.
Đại biểu Phương Thị Thanh cũng đề nghị Bộ Tài chính làm rõ tổng kinh phí chi trả cho các đối tượng trùng lặp trong 5 năm qua. Việc thu hồi khoản chi trả không đúng thế nào.
"Với Bộ Nội vụ, dù biết có sự bất cập nhưng nhiều năm qua chưa kiểm tra, giám sát, khắc phục thì cũng có trách nhiệm của Bộ trưởng", đại biểu Thanh đặt vấn đề.
Tại phiên giải trình, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết hiện có tới 3 văn bản của Chính phủ quy định về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Do đó, Bộ đề nghị Chính phủ tổng kết và chỉ ban hành một Nghị định mới thay thế theo hướng thống nhất chính sách.
Bộ Nội vụ cũng đề nghị Chính phủ giao Bộ LĐTB&XH trình Thủ tướng phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; hay xin ý kiến Chính phủ không áp dụng đối với cán bộ công chức, viên chức công tác tại các xã không phải là đặc biệt khó khăn thuộc các huyện nghèo…
Tác giả bài viết: Thắng Quang
Nguồn tin: