Tin địa phương

Trường quốc tế Singapore ở Đà Nẵng bị tố thu tiền ‘đặt cọc’ trái quy định: Giám đốc nói gì?

Trường quốc tế Singapore chi nhánh Đà Nẵng bị phụ huynh tố thu tiền “đặt cọc” để phạt những học sinh bỏ học hoặc phụ huynh chậm đóng học trái quy định.

Phụ huynh tố trường

Ngày 4/6, ông Nguyễn Văn Tuấn (trú Hải Châu, Đà Nẵng) có đơn tố cáo gửi UBND TP Đà Nẵng, Sở Giáo dục vàĐào tạo (GD-ĐT), Thanh tra Sở GD-ĐT thành phố tố cáo Trường Tiểu học và Trung học cơ sở dân lậpThế giới trẻ em (Chiedren Wolrd Private School at Danang), phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng thu tiền “đặt cọc” sai quy định.

Chi nhánh Trường quốc tế Singapore tại Đà Nẵng.

Theo đơn tố cáo, ngoài các khoản thu theo quy định, Trường Thế giới trẻ em thu thêm 8 triệu đồng/học sinh phí đặt cọc năm học 2019-2020 là sai quy định. Mặc dù không đồng ý nhưng để con em được theo học đúng lịch nên phụ huynh vẫn nộp.

“Chúng tôi đóng đầy đủ các khoản từ đầu năm nên không có lý do gì phải đóng thêm tiền đặt cọc này. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho con em được ghi danh đúng hạn, chúng tôi vẫn nộp”, ông Tuấn nói.

Ông Tuấn cà các phụ huynh yêu cầu nhà trường cung cấp phiếu thu nêu rõ mục đích và căn cứ pháp lý hoặc văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền về khoản tiền thu thêm, nhưng nhà trường không cung cấp.

“Kế toán giải thích rằng khoản tiền đặt cọc 8 triệu đồng này sẽ được trả lại cho phụ huynh khi các em học hết lớp 12. Bây giờ con tôi vào lớp 1 thì 12 năm sau, không hóa đơn chứng từ, chúng tôi dựa vào đâu mà lấy lại khoản tiền cọc này?”, ông Tuấn bức xúc.

Vị phụ huynh này còn có 3 con đang theo học tại trường này. Vì vậy, ngày đầu năm học, gia đình đã đóng đầy đủ các khoản cho cả năm hết hơn 700 triệu đồng.

“Theo cam kết, nếu con tôi bỏ học hoặc chuyển trường giữa chừng thì không được hoàn trả lại tiền đã nộp. Như vậy thì cần gì phải có thêm khoản tiền cọc, bởi số tiền đã đóng cho cả năm không phải là sự đảm bảo của chúng tôi hay sao.

Liệu đây có phải là hình thức lợi dụng cái gọi là tiền đặt cọc để chiếm dụng một khoản tiền không có căn cứ của phụ huynh trong một thời gian rất dài?”, ông Tuấn nêu nghi vấn.

Ông Tuấn nhẩm tính, với hàng trăm học sinh thì khoản tiền “đặt cọc” 8 triệu đồng này là con số không hề nhỏ.

Các mức thu tiền học của Trường quốc tế Singapore chi nhánh Đà Nẵng.

Đồng quan điểm, chị Thư (có con đang học tại trường) cho rằng việc chi nhánh Trường quốc tế Singapore tại Đà Nẵng tự ý thu thêm 8 triệu đồng tiền “đặt cọc” là vô lý, không đúng quy định.

“Tôi gọi điện hỏi thì được kế toán giải thích là ngoài học phí, tiền ăn, nhà trường thu thêm 8 triệu đồng/học sinh để đề phòng rủi ro. Trong quá trình học, một số em làm hỏng đồ dùng, thiết bị của nhà trường nên thu 8 triệu đồng xem như “đặt cọc” để nếu làm hư hỏng tài sản sẽ bị trừ vào khoản tiền này”, chị Thư nói.

Theo một số phụ huynh, nếu học sinh làm hỏng đồ đạc, thiết bị, nhà trường yêu cầu cha mẹ của em đó đền bù chứ không thể thu tiền đặt cọc của tất cả.

“So với tổng số hơn 200 triệu đồng/học sinh/năm học chúng tôi đã nộp thì 8 triệu đồng không lớn. Tuy nhiên chúng tôi bức xúc vì thấy nhà trường thu khoản này bất minh và vô lý”, chị Thư nói thêm.

Chị Thư cũng đặt câu hỏi: “Mỗi học sinh đóng 8 triệu đồng thì ít nhưng nếu tính hàng trăm, hàng nghìn em, số tiền sẽ rất lớn. Nhà trường thu số tiền này sử dụng vào mục đích gì? Họ căn cứ quy định nào của Bộ GD-ĐT để thu tiền?”.

Giám đốc nói gì?

Về vấn đề trên, bà Trần Công Minh Hữu, Giám đốc Chi nhánh Trường quốc tế Singapore tại Đà Nẵng xác nhận, từ năm 2018 đến nay trường thu 8 triệu đồng/học sinh là tiền đặt cọc.

“Sau khi học sinh tốt nghiệp lớp 12, nhà trường sẽ trả lại khoản tiền này cho phụ huynh. Khoản thu này chỉ áp dụng với đối tượng chuyển cấp, tức là những em mẫu giáo lên lớp 1 và học sinh lớp 9 lên cấp 3”, bà Hữu nói.

Trả lời câu hỏi dựa vào quy định nào để thu khoản tiền đặt cọc, bà Hữu cho biết mức thu này đã có sự thỏa thuận dân sự, đồng ý giữa nhà trường và phụ huynh chứ... không căn cứ theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Bà Hữu giải thích thêm khoản thu này được sử dụng để “phạt” những em bỏ học giữa chừng hoặc phụ huynh chậm đóng học phí.

Ông Tuấn cho rằng, phụ huynh đóng tất cả các khoản tiền học từ đầu năm nên không có lý do gì phải đóng thêm 8 triệu đồng "đặt cọc".

Về hóa đơn thu tiền đặt cọc, lãnh đạo nhà trường cho biết được ghi chung trong hóa đơn thu các khoản chứ không có hóa đơn riêng.

Giải thích của bà Hữu lập tức bị ông Tuấn, bà Thư và nhiều phụ huynh bác bỏ. Phụ huynh cho rằng họ chưa ký bất kỳ thỏa thuận nào với nhà trường về việc đóng 8 triệu đồng/học sinh gọi là tiền đặt cọc.

“Chúng tôi chưa ký bất kỳ thỏa thuận nào với nhà trường về việc đóng 8 triệu đồng/học sinh. Các phụ huynh đều đóng học phí từ đầu năm cho con em mình, nếu có em nào bỏ học, làm hư hỏng tài sản hoặc chậm đóng học phí thì chỉ là cá biệt, nhà trường không thể đánh đồng để thu thêm 8 triệu đồng/học sinh.

Tác giả: CHÂU THƯ

Nguồn tin: Báo VTC News

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP