Đẹp

Làm dịu làn da cháy nắng bằng tinh dầu

Cháy nắng không chỉ gây đau đớn, phồng rộp mà còn làm tăng nguy cơ ung thư da. Các loại tinh dầu chứa các chất chống viêm, chống oxy hóa và kháng khuẩn cho da giúp giảm viêm nhanh chóng, an toàn. Một số loại tinh dầu có chứa các hợp chất làm giảm các triệu chứng cháy nắng và thúc đẩy việc chữa bệnh.

Để hiệu quả, bạn nên pha loãng tinh dầu nguyên chất khi sử dụng

Bạn chỉ nên thêm 1-3 giọt tinh dầu, vì chúng có tác dụng mạnh và có thể gây kích ứng khi sử dụng nguyên chất. Nếu bạn có làn da nhạy cảm, hãy thoa tinh dầu pha loãng lên da tay trước để đảm bảo bạn không gặp phải bất kỳ phản ứng dị ứng hoặc tác dụng phụ nào khác.

Dầu hoa cúc

Dầu hoa cúc đã được sử dụng như một loại thảo dược để điều trị vết bỏng đến vết bầm tím cho đến bệnh ung thư, bệnh trĩ. Nhờ các đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, nó cũng giúp phục hồi làn da bị viêm và bị kích thích trong khi làm giảm mẩn đỏ. Bạn nên trộn dầu hoa cúc với lô hội làm mát để giảm đau do cháy nắng.

Dầu oải hương

Giống như hoa cúc, dầu hoa oải hương cũng có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa để điều trị cháy nắng. Một nghiên cứu năm 2004 cho thấy dầu hoa oải hương là một trong những loại tinh dầu thực vật nhẹ nhất, là lựa chọn an toàn hơn nếu bạn có làn da nhạy cảm. Trên thực tế, hoa oải hương đã được sử dụng để chữa lành vết thương, với những lợi ích rất có thể đến từ tác dụng kháng khuẩn của nó.

Tinh dầu bạc hà

Khi bạn bị bỏng rát, làm mát làn da sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Bạc hà, có tác dụng làm mát và gây tê. Nó cũng được biết đến để giảm bớt đau đầu do tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời. Một nghiên cứu cho thấy dầu bạc hà tạo ra tác dụng giảm đau bằng cách kích thích các thụ thể lạnh trên da và làm giãn mạch máu.

Dầu cây trà

Dầu cây trà được biết đến với lợi ích chống mụn trứng cá, có tác dụng bảo vệ và làm dịu da cháy nắng nhờ các đặc tính chống viêm và kháng khuẩn. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Da liễu Quốc tế cũng lưu ý rằng cây trà tăng tốc độ chữa lành vết thương và thậm chí có thể giúp bảo vệ chống lại ung thư da. Bạn có thể pha loãng dầu nguyên chất, giúp giữ ẩm cho da, phục hồi tổn thương do ánh nắng mặt trời và ngăn ngừa bong tróc.

Tinh dầu bạch đàn

Chiết xuất từ bạch đàn thực vật được biết là có chứa các hợp chất được chứng minh là chất chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn. Dầu bạch đàn có liên quan đến một số tác dụng phụ, bao gồm: phát ban dị ứng, buồn ngủ, khó thở (ở trẻ em).

Tinh dầu vitamin E

Một số nghiên cứu cho rằng vitamin E có thể làm giảm nguy cơ bị cháy nắng bởi nó hoạt động như một chất chống oxy hóa, hấp thụ tia tử ngoại. Tinh dầu vitamin E giúp cải thiện sức đề kháng của da để duy trì độ ẩm và giảm viêm. Tác dụng phụ duy nhất liên quan đến việc sử dụng tinh dầu vitamin E là gây kích ứng da nhẹ với làn da quá mẫn cảm.

Tinh dầu vitamin C

Vitamin C được chứng minh có một số lợi ích có thể giúp làm giảm các triệu chứng cháy nắng. Nghiên cứu chỉ ra, vitamin C có tác dụng bảo vệ chống tia UVA và UVB; Cải thiện triệu chứng và các tình trạng viêm da; Cải thiện sản xuất collagen, hợp chất làm cho da đàn hồi; Khắc phục các vấn đề sắc tố để cải thiện khả năng bảo vệ tự nhiên của da, chống lại tia UV. Các biến chứng duy nhất được biết đến liên quan đến việc sử dụng vitamin C trên da là da đỏ và cảm giác nóng.

Dầu phong lữ

Nghiên cứu cho thấy rằng dầu hoa phong lữ có thể tăng tốc độ chữa lành vết thương, có một số lợi ích kháng khuẩn và thường được sử dụng để điều trị viêm da, chàm và lão hóa da nếu da bạn nhạy cảm.

Tác giả: Trúc Linh

Nguồn tin: anninhthudo.vn

  Từ khóa: da cháy nắng , làn da , tinh dầu

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP