Tin địa phương

Hơn 300 đại biểu, nhà khoa học quốc tế đến Đà Nẵng để “Bàn về Biển Đông”

Sáng 8/11, Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ 10 với chủ đề: “Hợp tác vì An ninh và Phát triển Khu vực” đã diễn ra tại Đà Nẵng. Hội thảo do Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông (FESS), Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam (VLA) phối hợp cùng tổ chức.

Hội thảo Khoa học Quốc tế Biển Đông lần thứ 10 với chủ đề: “Hợp tác vì An ninh và Phát triển Khu vực” diễn ra tại Đà Nẵng.

Đây là lần thứ 10 hội thảo khoa học này được tổ chức, với mục tiêu phân tích, đánh giá sâu sắc những diễn biến mới, nhận diện các động lực đằng sau những căng thẳng hay hòa dịu trên Biển Đông. Đồng thời góp phần tìm kiếm các giải pháp giúp quản lý và giải quyết xung đột hiệu quả trên khu vực này.

Sự kiện hội thảo lần này có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu mốc 10 năm sáng kiến được khởi động, nên các cuộc thảo luận sẽ tập trung điểm lại những diễn biến ở Biển Đông trong một thập kỷ qua, từ nhiều khía cạnh như địa chính trị, an ninh, quốc phòng, cho đến chính trị, ngoại giao, công nghệ và luật pháp quốc tế...

Sự kiện lần này có sự tham dự của Giáo sư Carl Thayer - Chuyên gia về Biển Đông của Úc (đứng giữa), người từng lên án mạnh mẽ hành động đâm chìm tàu cá Việt Nam của tàu Hải cảnh Trung Quốc trên vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam vào năm 2014.

Hội thảo lần này thu hút sự tham gia và trình bày tham luận của hơn 30 diễn giả là các chuyên gia, học giả uy tín quốc tế, cùng hơn 300 đại biểu là quan chức cấp cao, nhà quản lý kinh doanh, chuyên gia, học giả và nhà ngoại giao đến từ nhiều quốc gia.

Trong đó, sự kiện có sự tham dự của Giáo sư Carl Thayer - Chuyên gia hàng đầu thế giới về Biển Đông, người từng lên án mạnh mẽ hành động đâm chìm tàu cá Việt Nam của tàu Hải cảnh Trung Quốc trên vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam vào năm 2014.

Các đại biểu sẽ tham gia thảo luận nhiều nhóm vấn đề quan trọng tại 8 phiên, trong 2 ngày, nhằm đánh giá toàn cảnh vai trò địa chính trị của Biển Đông đối với khu vực và các vùng biển lân cận. Đồng thời đánh giá tình hình Biển Đông hiện nay trong tương quan với 10 năm trước, phác họa những nguyên trạng cũng như những thay đổi trên thực địa, trong đánh giá của các chính phủ và trong quan hệ giữa các bên có liên quan.

Các tham luận, ý kiến tại hội thảo cũng cung cấp đưa ra tổng kết về quan điểm, yêu sách của các bên tranh chấp trong một thập kỷ qua, cũng như phân tích các tuyên bố chính thức, văn bản lập pháp của từng bên để xác định những điểm có tính tiếp nối, các thay đổi trong cách áp dụng và diễn giải luật biển.

Các đại biểu trao đổi các vấn đề bên lề Hội thảo

Hơn 300 đại biểu, nhà khoa học, diễn giả sẽ tham gia thảo luận chủ đề “Các Nước Lớn: Can dự hay Không Can dự?”. Tại đây, các chuyên gia, nhà khoa học sẽ đánh giá vai trò quan trọng của Biển Đông và quan điểm về sự hiện diện của hải quân các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

Nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến địa chính trị của Biển Đông sẽ được các diễn giả, nhà khoa học quốc tế đưa ra xem xét tại hội thảo lần này

Trong ngày thứ 2, các đại biểu sẽ xem xét các vấn đề liên quan đến cán cân quyền lực và đánh giá những rủi ro có thể dẫn đến xung đột vũ trang ở Biển Đông, sự xuất hiện lượng lớn khí tài hải quân và không quân, tàu chấp pháp, lực lượng dân quân và các phương tiện tự hành hiện diện dày đặc ở vùng biển này, các nỗ lực xây dựng Lòng tin, Ngoại giao Phòng ngừa và Giải quyết Tranh chấp, các Nhân tố mới có thể tạo bất ổn trên Biển Đông…

Tác giả: Hồ Xuân Mai

Nguồn tin: viettimes.vn

  Từ khóa: nhà khoa học , Đà Nẵng

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP